Vậy tại sao lại có sự lựa chọn khác nhau để phù hợp cho từng mô hình nhà thông minh như vậy. Hãy cùng Lumi tìm hiểu kĩ hơn về 2 loại hình nhà thông minh hiện nay nhé!
1. Nhà thông minh có dây
1.1. Công nghệ
Nhà thông minh có dây là mô hình nhà thông minh mà các thiết bị kết nối với nhau bằng hệ thống dây cáp/ dây điện và đấu nối trực tiếp qua dây với thiết bị đầu cuối mà không qua bộ phận trung gian nào. Nhà thông minh có dây thường sử dụng công nghệ chuẩn KNX.
KNX được biết tới là một giao thức truyền thông đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/ IEC 14543-3 và tiêu chuẩn châu Âu (CENELEC EN 50090/ CEN EN 13321-1) dành cho hệ thống quản lý, điều khiển nhà và tòa nhà thông minh. Do KNX là tiêu chuẩn mở trên toàn thế giới nên được hơn 500 nhà sản xuất trên thế giới sử dụng, nổi tiếng như Schneider, ABB, Hager, Legrand,… Đây cũng là tiêu chuẩn duy nhất trên thế giới không vận hành theo giao thức độc quyền.
1.2. Ưu điểm của nhà thông minh có dây
Tính ổn định cao
Do các thiết bị được kết nối bằng dây LAN nên tốc độ truyền tin và phản hồi lệnh ngay lập tức, ít có độ trễ hay ít bị nhiễu, đem tới cho bạn trải nghiệm điều khiển mượt mà, nhanh chóng và ổn định. Kể cả trong trường hợp vận hành nhiều thiết bị cùng một lúc, hệ thống nhà thông minh có dây vẫn hoạt động trơn tru, hạn chế tối đa tình trạng phản hồi chậm hay sự cố chập điện, treo đơ một hoặc một nhóm các thiết bị.
Đặc biệt, đối với các công trình lớn, vì hệ thống có dây nên có thể kéo dài dây đến bất kỳ đâu, mà vẫn đảm bảo tính kết nối ổn định giữa các thiết bị, không bị giới hạn bởi khoảng cách hay vật cản (tường, vách ngăn, đồ vật…).
Độ an toàn cao
Đa số phím bấm thông minh trong nhà thông minh có dây sử dụng nguồn cấp là dòng điện 1 chiều, giúp hạn chế tình trạng chập cháy và không gây giật điện, đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng. Ngoài ra, mạch điện có dây có khả năng tải mạnh mẽ lại có tính ổn định nên sẽ tránh được những rủi ro chập điện.
Khả năng mở rộng và tích hợp tốt
Với nhà thông minh có dây tiêu chuẩn KNX, bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm, thiết bị thông minh từ nhiều nhà sản xuất khác nhau cùng hoạt động trong một hệ thống. Điều này khiến gia chủ có thể thoải mái lựa chọn các thiết bị thông minh có dây theo nhu cầu, sở thích. Hoặc sau một thời gian sử dụng gia chủ có thể nâng cấp thêm thiết bị cho gia đình mà không cần quá bận tâm sản phẩm có tương thích hệ thống cũ hay không.
Tuổi thọ cao
Việc hoạt động ổn định là yếu tố quyết định tới tuổi thọ của hệ thống nhà thông minh có dây. Bởi các thiết bị không bị chập chờn, hạn chế khả năng chập cháy sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, từ đó giúp tiết kiệm điện năng và chi phí thay thế, sửa chữa.
1.3. Nhược điểm của nhà thông minh có dây
Chi phí đầu tư ban đầu cao
Do cần sử dụng lượng dây đi nhiều hơn hệ thống nhà thông minh không dây. Chưa kể chi phí cho nhân công cao do yêu cầu thợ kĩ thuật cần có kinh nghiệm, kỹ thuật cao trong ngành và cả thẩm mỹ trong việc đi dây cho công trình.
Lắp đặt phức tạp, tốn nhiều thời gian
Việc lắp đặt hệ thống có dây khá phức tạp, đòi hỏi đơn vị thi công cần có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, ngoài ra là khả năng quản lý và làm việc với các bên thi công công trình khác.
Khó thay đổi hoặc nâng cấp sau khi lắp đặt
Thời điểm thích hợp nhất để lắp đặt hệ thống nhà thông minh có dây là giai đoạn công trình đang hoàn thiện, việc đưa riêng nguồn dây điện hay dây cáp vào bên trong tường không gặp khó khăn. Tuy nhiên với những công trình nhà đang ở hoặc đã lắp đặt nhà thông minh có dây nhưng muốn nâng cấp thêm, thì sẽ gặp những khó khăn nhất định như cần đục tường, đi dây, có thể ảnh hưởng đến kết cấu nhà hoặc không đảm bảo tính thẩm mỹ.
2. Nhà thông minh không dây
2.1. Công nghệ
Khác với nhà thông minh có dây, đây là hệ thống nhà thông minh truyền tín hiệu qua mạng “không dây”. Bao gồm các giao thức truyền thông phổ biến như:
-
Zigbee: Là một tiêu chuẩn truyền thông không dây được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị yêu cầu tiêu thụ điện năng thấp và có khả năng kết nối mạng lưới lớn. Zigbee có khả năng tạo ra một mạng lưới (mesh network) gồm nhiều thiết bị liên kết với nhau, cho phép tín hiệu được truyền qua các thiết bị trung gian để đến đích, giúp mở rộng phạm vi phủ sóng. Với ưu điểm nổi bật là tiết kiệm năng lượng và chi phí thấp, tuy nhiên cũng có nhược điểm là hoạt động trong phạm vi hạn chế từ 10-100 mét, độ ổn định phụ thuộc vào mạng mesh.
-
Z-Wave: Cũng là một trong những công nghệ không dây, sử dụng một phương thức mạng lưới ma trận để kết nối các thiết bị thông minh với nhau. Mỗi thiết bị Z-Wave đóng vai trò là một nút trong mạng, và thông tin được truyền đi qua các nút khác nhau để đạt đến đích. Sóng Z-Wave có tính bảo mật cao và ít nhiễu, tuy vậy chi phí cao hơn Zigbee.
-
Wi-Fi: Có nghĩa là truyền tín hiệu bằng sóng vô tuyến thông qua kết nối không dây. Sóng wifi đóng vai trò kết nối các thiết bị với mạng Internet ở một khoảng cách nhất định mà không cần sử dụng dây cáp. Khi nhắc tới sóng wifi không thể không nhắc tới những ưu điểm như phổ biến và dễ sử dụng, và cũng không thể phủ nhận việc tiêu thụ năng lượng cao và dễ bị nhiễu.
-
Bluetooth Mesh: Là một mạng lưới cho phép các thiết bị kết nối với nhau thông qua Bluetooth trên quy mô lớn. Bluetooth Mesh giúp tiết kiệm năng lượng điện nhờ khả năng kiểm soát hoạt động tốt, dễ dàng kết nối, tuy nhiên phạm vi hạn chế, chỉ những thiết bị có trang bị công nghệ bluetooth 4.0 trở lên mới có thể sử dụng Bluetooth Mesh.
2.2. Ưu điểm của nhà thông minh không dây
Lắp đặt dễ dàng, không cần đi dây
Với các thiết bị của nhà thông minh không dây bạn có thể dễ dàng lắp đặt vào hệ thống điện của bất kỳ ngôi nhà nào dù đang thi công hay đã sử dụng một thời gian.
Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn
Chi phí đầu tư cho các thiết bị nhà thông minh không dây sẽ thấp hơn do không cần can thiệp vào hạ tầng ngôi nhà (đục đẽo, đi dây điện,…), việc lắp đặt và cấu hình cũng rất đơn giản, nhanh chóng chỉ trong 1-2 ngày.
Linh hoạt, dễ dàng thay đổi và nâng cấp
Vì không cần đục đẽo, không can thiệp vào kết cấu, hạ tầng ngôi nhà nên gia chủ có thể dễ dàng thay đổi, nâng cấp, lắp đặt thêm thiết bị không dây theo nhu cầu của gia đình mình.
2.3. Nhược điểm của nhà thông minh không dây
Tính ổn định phụ thuộc vào sóng không dây
Việc truyền và nhận lệnh giữa các thiết bị không dây sẽ gặp rào cản như khoảng cách, vật cản (tường, đồ vật,…) nên sẽ có độ trễ nhất định khi sử dụng, tính ổn định phụ thuộc hoàn toàn vào tín hiệu sóng không dây. Bởi vậy cần có đội kĩ thuật chuyên môn cao để tính toán và lên phương án bố trí các thiết bị không dây phù hợp cho ngôi nhà của bạn.
Độ bảo mật có thể thấp hơn so với hệ thống có dây
Hệ thống nhà thông minh không dây sẽ dễ gặp nguy cơ bị tấn công từ xa, gây mất an toàn thông tin. Để khắc phục và hạn chế rủi ro, bạn nên lựa chọn sử dụng thiết bị của những thương hiệu uy tín lâu năm.
Tuổi thọ pin của các thiết bị có thể bị hạn chế
Các thiết bị không dây thường sử dụng pin nên có thể bạn sẽ cần để ý tới tuổi thọ pin cũng như ngay từ đầu lựa chọn thiết bị phù hợp, ít tiêu hao năng lượng.
3. So sánh chi tiết giữa nhà thông minh có dây và không dây
Dựa vào những thông tin đã cung cấp ở trên, Lumi gửi tới bạn bảng so sánh trực quan sau:
Tiêu chí
|
Nhà thông minh có dây
|
Nhà thông minh không dây
|
Công nghệ
|
KNX, LonWorks, PLC
|
Zigbee, Z-Wave, Wi-Fi, Bluetooth Mesh, Matter
|
Chi phí
|
Cao hơn
|
Thấp hơn
|
Lắp đặt
|
Phức tạp, cần đi dây
|
Đơn giản, linh hoạt, không cần đi dây
|
Tính ổn định
|
Rất ổn định, ít bị nhiễu
|
Ổn định, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng, vật cản
|
Độ bảo mật
|
Cao hơn, khó bị tấn công
|
Khả năng bảo mật kém hơn, dễ bị tấn công nếu không được cấu hình đúng cách
|
Khả năng mở rộng
|
Mở rộng tốt, dễ dàng thêm thiết bị
|
Mở rộng tốt, nhưng có thể bị giới hạn bởi số lượng thiết bị kết nối đồng thời
|
Tốc độ phản hồi
|
Nhanh, gần như tức thì
|
Có thể có độ trễ nhỏ, phụ thuộc vào công nghệ và chất lượng mạng
|
Tiêu thụ năng lượng
|
Thấp
|
Phụ thuộc vào công nghệ, thường cao hơn có dây
|
Tuổi thọ
|
Cao, ổn định
|
Thấp hơn, phụ thuộc vào pin và công nghệ
|
Tính linh hoạt
|
Thấp, khó thay đổi sau khi lắp đặt
|
Cao, dễ dàng di chuyển và thay đổi thiết bị
|
Thẩm mỹ
|
Gọn gàng, thẩm mỹ (nếu đi dây âm tường)
|
Có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ nếu có nhiều thiết bị
|
Bảo trì
|
Dễ dàng bảo trì, ít gặp sự cố
|
Cần kiểm tra và thay pin định kỳ cho một số thiết bị
|
Phù hợp với
|
Công trình mới xây, biệt thự, dự án lớn
|
Căn hộ, nhà đã hoàn thiện, người mới bắt đầu
|
4. Nên chọn nhà thông minh có dây hay không dây?
Để quyết định đưa ra lựa chọn loại hình nhà thông minh nào phù hợp, bạn có thể phân tích nhu cầu của gia đình dựa trên một vài tiêu chí sau:
-
Nhu cầu và mục đích sử dụng: Bạn muốn lắp đặt cho nhà đang ở hay đang thi công, lắp đặt đầy đủ giải pháp hay chỉ muốn trải nghiệm một vài giải pháp cơ bản.
-
Ngân sách: mức độ đầu tư của bạn trong khoảng bao nhiêu
-
Quy mô công trình: Công trình lớn (lâu đài, biệt thự, dự án,…) hay căn hộ, nhà phố, …
Kết luận
Như vậy, không thể nói loại hình nhà thông minh có dây hay không dây tốt hơn, mà lựa chọn tốt nhất là loại hình nhà thông minh phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của bạn. Bạn hãy tìm hiểu kĩ thông tin và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định nhé.
Với niềm đam mê công nghệ và sự am hiểu sâu sắc về các giải pháp tự động hóa, tôi không ngừng khám phá và chia sẻ những thông tin hữu ích về cách biến ngôi nhà thành không gian sống tiện nghi, hiện đại và an toàn hơn.