Trong thời đại hiện nay, nhà thông minh đã trở thành xu hướng được nhiều gia đình hướng tới bởi sự an toàn, tiện nghi và tiết kiệm năng lượng. Từ việc điều khiển ánh sáng, nhiệt độ đến hệ thống an ninh và giải trí đều có thể được quản lý dễ dàng trong ngôi nhà thông minh chỉ qua một vài thao tác trên smartphone hoặc giọng nói. Vậy nhưng không phải ai cũng biết cách thiết kế các tính năng phù hợp với từng không gian sống trong ngôi nhà. Vậy hãy cùng Lumi tìm hiểu chi tiết các bước thiết kế nhà thông minh giúp biến ngôi nhà của bạn thành không gian sống hiện đại, tiện nghi hơn bao giờ hết.
1. Các ý tưởng thiết kế nhà thông minh cho từng không gian
1.1. Ý tưởng thiết kế thông minh đối với phòng khách
- Chiếu sáng thông minh: Nên sử dụng hệ thống đèn LED có thể điều chỉnh độ sáng và màu sắc qua ứng dụng điện thoại hoặc điều khiển bằng giọng nói. Có thể lập trình các kịch bản chiếu sáng khác nhau cho các hoạt động như xem tivi, chơi game, đọc sách, hoặc tiếp khách.
- Hệ thống âm thanh: Có thể cài đặt loa thông minh và hệ thống âm thanh đa vùng. Phát nhạc theo từng khu vực kết hợp đèn LED hoặc phát nhạc tại tất cả các phòng chỉ với phím nhấn trên điện thoại hoặc giọng nói.
- Giải trí đa phương tiện: Có thể thiết kế sử dụng tivi, máy chiếu và các thiết bị giải trí kết nối Internet. Tích hợp hệ thống điều khiển trung tâm để quản lý tất cả các thiết bị trên một giao diện duy nhất.
1.2. Ý tưởng thiết kế thông minh đối với phòng ngủ
- Hệ thống rèm cửa tự động: Lắp đặt rèm cửa thông minh có thể đóng mở tự động dựa trên thời gian, ánh sáng mặt trời, hoặc lệnh từ xa.
- Đèn chiếu sáng thông minh: Nên sử dụng hệ thống đèn thông minh và có thiết kế chiếu sáng mỗi khu vực: đọc sách, thư giãn, hành lang, giường ngủ để đảm bảo tối ưu cho mỗi hoạt động sinh hoạt.
- Hệ thống âm thanh thư giãn: Cài đặt loa thông minh có thể phát các bản nhạc thư giãn hoặc tiếng ồn trắng để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
1.3.Ý tưởng thiết kế thông minh đối với phòng bếp
- Thiết bị nhà bếp thông minh: Sử dụng các thiết bị như lò nướng, máy rửa chén thông minh,… có thể kết nối Internet, giúp người dùng điều khiển và giám sát từ xa.
- Hệ thống lọc nước: Lắp đặt hệ thống lọc nước thông minh cung cấp nước sạch và có thể giám sát chất lượng nước qua ứng dụng điện thoại.
- Hệ thống an ninh phòng cháy, chữa cháy: Nên cài đặt các cảm biến khói và nhiệt thông minh có thể gửi cảnh báo đến điện thoại và tự động kích hoạt hệ thống chữa cháy khi phát hiện nguy cơ.
- Hệ thống đèn thông minh: Phòng bếp có khu vực nấu ăn, bàn đảo bếp và khu vực bàn ăn cần được đặc biệt quan tâm. Do đó việc sử dụng đèn thông minh có thể thay đổi nhiệt độ màu, cường độ sáng sẽ giúp tạo ra các kịch bản chiếu sáng phù hợp với tâm trạng khi nấu ăn, khi ăn tối,…
1.4. Ý tưởng thiết kế thông minh đối với phòng tắm
- Hệ thống cảm biến: Có thể quan tâm lắp đặt các loại cảm biến chuyển động, cảm biến hiện diện- Tự động bật/tắt đèn tại khu vực phòng tắm, phòng vệ sinh để tiết kiệm điện tối đa đồng thời tối ưu hoạt động di chuyển vào ban đêm, hạn chế nguy hiểm cho người già và trẻ em tại khu vực dễ trơn trượt này.
- Vòi sen thông minh: Sử dụng vòi sen thông minh có thể điều chỉnh nhiệt độ và lưu lượng nước tự động, lập trình được các chế độ phun khác nhau.
- Bồn cầu thông minh: Lắp đặt bồn cầu thông minh với các chức năng tự động như xả nước, sưởi ấm nắp bồn, và làm sạch.
- Hệ thống sưởi: Sử dụng hệ thống sưởi thông minh cho phòng tắm có thể điều khiển từ xa hoặc tự động dựa trên cảm biến nhiệt độ.
1.5. Ý tưởng thiết kế thông minh đối với hệ thống ngoài trời
- Hệ thống tưới nước tự động: Lắp đặt hệ thống tưới thông minh có thể điều chỉnh lượng nước và thời gian tưới dựa trên cảm biến độ ẩm đất và dự báo thời tiết.
- Chiếu sáng sân vườn: Sử dụng đèn sân vườn thông minh có thể điều khiển từ xa và lập trình lịch chiếu sáng, đảm bảo an ninh và tạo không gian bắt mắt.
- Camera an ninh: Cài đặt camera an ninh thông minh có thể giám sát từ xa qua ứng dụng điện thoại, gửi cảnh báo khi phát hiện chuyển động hoặc có sự xâm nhập.
2. Quy trình thiết kế nhà thông minh
Bước 1: Lập kế hoạch chi tiết, xác định các không gian cần tích hợp công nghệ
- Phòng khách: Hệ thống đèn điện, rèm cửa, hệ thống giải trí,…
- Phòng ngủ: Hệ thống đèn, rèm cửa, điều hòa, âm thanh,…
- Phòng bếp: Điều khiển các thiết bị nhà bếp thông minh, đèn, cảm biến an toàn,…
- Phòng tắm: Hệ thống sưởi, hệ thống xả nước, đèn,…
- Ngoài trời: Hệ thống an ninh, hệ thống tưới tiêu, hệ thống đèn,…
- Xác định các kịch bản sử dụng: Kịch bản an ninh, kịch bản giải trí, kịch bản nấu ăn, kịch bản nghỉ ngơi.
Bước 2: Thiết kế hệ thống
- Lựa chọn hệ thống điều khiển trung tâm: Bạn có thể lựa chọn hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng, hệ thống được nhiều người tin tưởng lựa chọn và đã có “chỗ đứng- vị thế” trên thị trường,…
- Các thiết bị thông minh: Hệ thống công tắc cảm ứng thông minh, đèn thông minh, động cơ rèm thông minh, thiết bị nhà bếp thông minh (lò nướng, tủ lạnh, máy rửa bát,..), hệ thống an ninh thông minh (camera, cảm biến chuyển động, cửa khóa tự động),…
- Giải pháp kết nối: Bạn có thể chọn 1 trong số những giải pháp kết nối như Zigbee, Z-Wave, Wi-Fi, Bluetooth,…
Bước 3: Thiết kế nội thất
- Bố trí các thiết bị thông minh hài hòa với không gian nội thất sao cho thuận tiện, dễ sử dụng nhất.
- Sử dụng các vật liệu và màu sắc phù hợp với phong cách thiết kế: Nên chọn các thiết bị có màu sắc và thiết kế hài hòa với nội thất tổng thể.
- Tạo không gian sống thoải mái, tiện nghi và thẩm mỹ: Nên sắp xếp các thiết bị ở những vị trí phù hợp, thuận tiện. Ngoài ra nên chú ý đến chi tiết nhỏ như công tắc, ổ cắm để đảm bảo không gian sạch sẽ và gọn gàng.
3. Một số mẫu thiết kế nổi bật cho nhà thông minh
3.1. Mẫu thiết kế cho nhà biệt thự thông minh
Video: Mãn nhãn với công trình nhà biệt thự thông minh tại Khánh Hòa
Với mong muốn tạo ra một không gian sống đẳng cấp, sang trọng và đầy tính nghệ thuật, chủ nhân căn biệt thự thông minh 600m2 tại thành phố biển Nha Trang đã lựa chọn Lumi làm đối tác cung cấp giải pháp Smarthome và Smart Lighting. Qua đó, vừa trải nghiệm các kịch bản sống tiện nghi, an ninh vừa tận hưởng “bữa tiệc” thị giác đầy mê hoặc với các hiệu ứng ánh sáng độc đáo, tinh tế.
Sử dụng hệ thống đèn thông minh Lumi, gia chủ có thể linh hoạt điều chỉnh cường độ, nhiệt độ màu theo ý muốn, phù hợp cho từng không gian, từng hoạt động. Kết hợp cùng các giải pháp nhà thông minh khác, căn biệt thự đã thực sự “hóa thân” thành một tác phẩm nghệ thuật sống động, khơi gợi cảm xúc và đem đến cho gia chủ trải nghiệm sống trọn vẹn.
3.2. Mẫu thiết kế cho nhà chung cư thông minh
Video: Ý tưởng Nhà thông minh chung cư với phong cách Wabi Sabi
- Tham khảo: Top 8 Mô hình nhà thông minh hiện đại nhất 2024
4. Xu hướng thiết kế nhà thông minh
Để có thể thiết kế ngôi nhà thông minh của bạn một cách hoàn hảo, phù hợp với nhu cầu và sở thích nên tham khảo những phong cách đang là xu hướng dưới dây:
- Tối giản: Thiết kế tinh gọn, tập trung vào công năng và trải nghiệm người dùng. Xu hướng này tập trung vào sự đơn giản, loại bỏ các chi tiết không cần thiết, mang lại cảm giác thoáng đãng và gọn gàng. Các yếu tố như màu sắc nhẹ nhàng, nội thất đa năng, và không gian mở được ưu tiên. Ngoài ra, mọi thiết kế và bố trí trong ngôi nhà đều được tối ưu hóa để phục vụ mục đích sử dụng cụ thể, giúp người dùng có trải nghiệm tiện nghi hiệu quả nhất.
- Xanh và bền vững: Sử dụng các vật liệu tái chế, gỗ từ các nguồn bền vững, và các sản phẩm xây dựng không gây hại cho môi trường. Tích hợp năng lượng mặt trời: Lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho ngôi nhà, giảm thiểu sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia và giảm khí thải carbon.
- Tiết kiệm năng lượng: Sử dụng các thiết bị và hệ thống tiết kiệm năng lượng như đèn LED thông minh, hệ thống công tắc cảm ứng thông minh, hệ thống điều hòa thông minh,… là cách hiệu quả để giảm lượng điện tiêu thụ.
- Công nghệ cao: Phong cách này ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào thiết kế. AI có thể quản lý và tối ưu hóa các hệ thống trong nhà, từ điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, an ninh cho đến các thiết bị gia dụng và đưa ra các gợi ý và điều chỉnh phù hợp. Ứng dụng quan trọng nhất của Ai có thể kể đến là phân biệt người vật/ đưa ra cảnh báo khi xác định có xâm nhập trái phép, thậm chí chủ động kích hoạt kịch bản đuổi trộm. Sử dụng trong giải pháp an ninh thông minh cho ngôi nhà.
- Cá nhân hóa: Tạo ra không gian sống độc đáo, phản ánh cá tính và sở thích của gia chủ. Mỗi ngôi nhà thường được thiết kế riêng biệt, phản ánh cá tính và sở thích của gia chủ thông qua việc lựa chọn màu sắc, vật liệu, và các chi tiết trang trí. Hệ thống nhà thông minh có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu và thói quen của từng thành viên trong gia đình, từ cài đặt ánh sáng, nhiệt độ cho đến các thiết bị giải trí và an ninh. Thậm chí lên lịch hoạt động thiết bị theo ngữ cảnh, theo khung giờ sinh hoạt của các thành viên. Tập trung vào việc tạo ra một môi trường sống thoải mái và tiện nghi nhất có thể, với các thiết bị và công nghệ hỗ trợ tối đa cho cuộc sống hàng ngày của gia chủ.
Tóm lại, thiết kế nhà thông minh không chỉ là xu hướng, mà còn là bước đi quan trọng hướng tới một tương lai xanh và phát triển bền vững. Hãy chủ động tìm hiểu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào ngôi nhà của bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ không chỉ tạo ra một không gian sống hiện đại, tiện nghi mà còn thể hiện phong cách sống thông minh và riêng biệt. Theo dõi Lumi để biết thêm nhiều thiết kế nhà thông minh cũng như lựa chọn được ngôi nhà nhà thông minh phù hợp với gia đình thân yêu của bạn.