Amazon Alexa là gì? Tính năng, hướng dẫn thiết lập và đánh giá ưu, nhược điểm chi tiết nhất

Bởi Dương Nguyễn - 10/10/2024
Amazon Alexa là gì

Alexa là sản phẩm nổi bật của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Amazon. Vậy Amazon Alexa là gì? Vì sao công nghệ này hiện diện tại hàng triệu căn hộ trên toàn cầu? Cùng Lumi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

1. Amazon Alexa là gì?

Amazon Alexa, thường được gọi đơn giản là Alexa, là một trợ lý ảo điều khiển bằng giọng nói do Amazon phát triển. Alexa đóng vai trò như một trung tâm điều khiển trong ngôi nhà thông minh, trả lời các câu hỏi, thực hiện mua sắm hay quản lý thiết bị điện trong nhà để cuộc sống của bạn trở nên thực sự tiện nghi.

Amazon Alexa là trợ lý ảo của Amazon
Amazon Alexa là một trợ lý ảo điều khiển bằng giọng nói do Amazon phát triển

Lịch sử phát triển của Amazon Alexa

Amazon Alexa bắt nguồn từ công nghệ giọng nói Ivona, được Amazon mua lại vào năm 2013. Phiên bản đầu tiên của Alexa được ra mắt vào năm 2014, tích hợp trong loa thông minh Amazon Echo và Echo Dot, do Amazon Lab126 phát triển. Ban đầu, Alexa được thiết kế để thực hiện các tác vụ đơn giản như phát nhạc, cài đặt báo thức và cung cấp thông tin thời tiết.

Kể từ đó, Alexa đã không ngừng mở rộng tính năng và khả năng xử lý ngôn ngữ, trở thành một trợ lý ảo đa năng có thể điều khiển các thiết bị nhà thông minh, trả lời câu hỏi, và cung cấp dịch vụ từ bên thứ ba thông qua các “kỹ năng” (skills) được phát triển riêng biệt. Đến năm 2019, Amazon giới thiệu nhiều thiết bị mới như Echo Studio với âm thanh vòm Dolby Atmos và các thiết bị đeo thông minh như Echo FramesEcho Loop.

Các thiết bị tích hợp Amazon Alexa bao gồm những gì?

Ban đầu, Alexa được phát triển để ứng dụng cho các thiết bị Echo thuộc hệ sinh thái Amazon. Nhưng sau này, Amazon đã mở rộng, cho phép đến 10.000 thiết bị thông minh tương thích với Alexa, cụ thể:

  • Loa thông minh: Không chỉ tương thích Amazon Echo, Echo Dot, Echo Studio; Alexa đã tích hợp loa thông minh từ các hãng khác như Sonos One, Bose Home Speaker 500, Sonos Beam, Polk Command Bar, và LG Soundbar…
  • Màn hình thông minh: Amazon Echo Show, Echo Show 5, Echo Show 8, và Echo Show 10…
  • Thiết bị nhà thông minh: Đèn thông minh (Philips Hue, LIFX), ổ cắm thông minh (TP-Link Kasa, Amazon Smart Plug), máy điều nhiệt thông minh (Nest Thermostat, Ecobee), khóa cửa thông minh (August Smart Lock, Yale Assure Lock)…
  • Thiết bị đeo thông minh: Echo Frames (kính thông minh) và Echo Buds (tai nghe không dây)…
  • Thiết bị điều khiển từ xa: Fire TV Stick, Fire TV Cube, và các thiết bị streaming khác…

Lưu ý: Để kiểm tra thiết bị thông minh của bạn có tương thích với Alexa hay không, hãy kiểm tra nhãn “WORK WITH amazon alexa” có trên sản phẩm không nhé!

Amazon Alexa có khả năng tương thích tới 10.000 thiết bị
Amazon đã mở rộng, cho phép đến 10.000 thiết bị thông minh tương thích với Alexa

6 tính năng nổi bật của Amazon Alexa

Amazon Alexa sở hữu 6 tính năng nổi bật
Amazon Alexa đem tới 6 tính năng nổi bật
  • Điều khiển giọng nói

Alexa cho phép người dùng thực hiện hàng loạt tác vụ chỉ bằng lệnh thoại, từ việc đặt hẹn giờ, tạo danh sách công việc, đến phát podcast hay báo thức… Với khả năng lắng nghe và phản hồi tự nhiên, Alexa giúp bạn điều khiển mọi thứ trong nhà một cách dễ dàng mà không cần chạm tay vào bất kỳ thiết bị nào.

  • Cung cấp thông tin toàn diện

Alexa có thể trả lời các câu hỏi từ toán học, khoa học, địa lý, lịch sử, đến những thông tin cụ thể như nhà hàng Nhật gần nhất hay dự báo thời tiết hôm nay. Nhờ tích hợp với hệ thống dữ liệu Wolfram Alpha, trợ lý ảo này có thể đưa ra câu trả lời nhanh chóng và chính xác cho các mọi thắc mắc của bạn.

  • Điều khiển nhà thông minh

Alexa nâng tầm không gian sống của bạn trở nên tiện nghi hơn khi tương thích hàng loạt thiết bị bóng đèn, loa, điều hòa hay camera an ninh từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như Fibaro, Belkin, SNAS, ecobee, Geeni, Insteon, IFTTT, LIFX, Nest, LightwaveRF, Philips Hue, SmartThings, Wink, và Yonomi… cho phép bạn ra lệnh để điều khiển thiết bị từ xa vô cùng tiện lợi.

  • Phát nhạc và giải trí không giới hạn

Alexa có thể kết nối với nhiều dịch vụ nhạc trực tuyến như Amazon Music, Apple Music, và Spotify Premium. Khi muốn nghe nhạc ở trên dịch vụ nào, bạn chỉ cần gọi Alexa và yêu cầu bật bài hát mà mình muốn nghe vô cùng tiện lợi chỉ với vài thao tác đơn giản.

  • Mua sắm và đặt hàng nhanh chóng

Alexa giúp việc mua sắm trực tuyến trở nên đơn giản và tiện lợi hơn bao giờ hết. Không chỉ dễ dàng đặt hàng trên Amazon, bạn còn có thể đặt đồ ăn từ các nhà hàng như Domino’s Pizza, Grubhub, và Pizza Hut chỉ bằng một câu lệnh.

  • Nhắn tin và gọi điện dễ dàng

Với Alexa, bạn có thể gửi tin nhắn hoặc thực hiện cuộc gọi đến những người dùng khác có thiết bị Alexa mà không cần sử dụng điện thoại. Tính năng này cực kỳ hữu ích trong những tình huống cần liên lạc nhanh chóng hay bạn vô tình “quên mất” điện thoại ở đâu.

2. Tính năng và ứng dụng của Alexa

Dưới đây là những tính năng và ứng dụng nổi bật, khiến cho Alexa trở thành trợ lý ảo thông minh hiện diện tại hàng triệu căn hộ trên toàn cầu:

2.1. Điều khiển nhà thông minh

Amazon Alexa được đa số người dùng sử dụng để làm thiết bị trung tâm (Master Hub), có khả năng kết nối và điều khiển các thiết bị điện thông minh trong căn nhà của bạn như đèn, ổ cắm, điều hòa hay TV… để dễ dàng điều khiển các thiết bị được kết nối chỉ qua một số mệnh lệnh đơn giản mà không cần lắp đặt quá nhiều thiết bị quản lý trong nhà.

Amazon Alexa thường được sử dụng làm thiết bị Trung tâm (Master Hub)
Amazon Alexa được đa số người dùng sử dụng để làm thiết bị trung tâm (Master Hub)

Ví dụ:

  • “Alexa, play some relaxing music” để phát nhạc thư giãn.
  • “Alexa, add an event to my calendar for tomorrow at 3 PM” để thêm sự kiện vào lịch trình của bạn.

Đặc biệt, Alexa cho phép bạn tạo các routines để tự động hóa nhiều hoạt động trong nhà. Ví dụ, bạn có thể tạo một ngữ cảnh “Good Night” để tắt đèn, khóa cửa, và giảm nhiệt độ khi bạn chuẩn bị đi ngủ.

Amazon Alexa được đa số người dùng sử dụng để làm thiết bị trung tâm (Master Hub)

2.2. Trợ lý ảo

Amazon Alexa là trợ lý ảo thông minh giúp bạn có thể quản lý cuộc sống hàng ngày hiệu quả hơn chỉ với những câu lệnh đơn giản như:

  • Tìm kiếm thông tin trên internet và trả lời các câu hỏi kiến thức, tin tức thời sự hay dự báo thời tiết;

Ví dụ: “Alexa, how many calories are in an apple?” (Alexa, một quả táo có bao nhiêu calo?)

  • Cài đặt báo thức, tạo danh sách công việc và nhắc nhở bạn khi đến lịch;

Ví dụ: “Alexa, remind me to pick up laundry at 5 PM.” (Alexa, nhắc tôi đi lấy đồ giặt lúc 5 giờ chiều.)

  • Dịch ngôn ngữ, thực hiện phép tính, và chơi các trò chơi giải trí;

Ví dụ: “Alexa, translate ‘good morning’ to Spanish.” (Alexa, dịch ‘chào buổi sáng’ sang tiếng Tây Ban Nha.)

Amazon Alexa là trợ lý ảo thông minh để quản lý cuộc sống hàng ngày hiệu quả
Amazon Alexa là trợ lý ảo thông minh để quản lý cuộc sống hàng ngày hiệu quả hơn chỉ với những câu lệnh đơn giản

2.3. Giải trí

Trợ lý Amazon Alexa còn giúp giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng
Trợ lý Amazon Alexa còn giúp giải trí, thư giãn thông qua khả năng phát nhạc, sách nói…

Không chỉ hỗ trợ công việc, trợ lý Amazon Alexa còn giúp bạn giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng như:

  • Hỗ trợ phát nhạc từ nhiều dịch vụ trực tuyến như Spotify, Amazon Music, và Apple Music.

Bạn có thể nói “Alexa, play my favorite playlist on Spotify” (Alexa, phát danh sách phát yêu thích của tôi trên Spotify).

  • Phát sách nói từ Audible hoặc đọc tin tức từ các nguồn tin tức lớn.

Ví dụ: “Alexa, play my Audible book” (Alexa, phát sách nói của tôi trên Audible) hoặc “Alexa, what’s the latest news?” (Alexa, tin tức mới nhất là gì?).

  • Nếu nhà bạn có TV hoặc thiết bị giải trí tích hợp Alexa, bạn có thể điều khiển TV bằng giọng nói.

Ví dụ: “Alexa, turn on the TV” (Alexa, bật TV) hoặc “Alexa, play ‘Stranger Things’ on Netflix” (Alexa, phát ‘Stranger Things’ trên Netflix).

3. Hướng dẫn thiết lập và sử dụng Alexa

Việc thiết lập và sử dụng Amazon Alexa đã trở nên vô cùng dễ dàng. Sau đây là hướng dẫn dùng Amazon Alexa đơn giản để bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà:

Bước 1: Tìm kiếm “Amazon Alexa” trên App Store (iOS) hoặc Google Play Store (Android) và tải về.

Tải ứng dụng Alexa Amazon rồi đăng nhập
Tải ứng dụng Alexa Amazon rồi đăng nhập

Bước 2: Mở ứng dụng Alexa và đăng nhập bằng tài khoản Amazon của bạn. Nếu chưa có, hãy tạo một tài khoản mới chỉ bằng gmail đã có.

Bước 3: Trong ứng dụng, chọn “Devices” > nhấn “+” > “Add Device”.

Trong ứng dụng, chọn “Devices” > nhấn “+” > “Add Device”

Bước 4: Chọn loại thiết bị bạn muốn cài đặt (ví dụ: Echo, Echo Dot, hoặc Echo Plus) và chọn đúng phiên bản như Echo Dot thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3.

Lưu ý: Trước khi kết nối, bạn cần cắm nguồn cho các thiết bị Echo. Thiết bị sẽ sáng đèn và chuyển sang màu cam, cho biết đang ở chế độ thiết lập.

Bước 5: Đảm bảo thiết bị điện thông minh của bạn đã vào chế độ cài đặt (đèn chuyển từ xanh lá sang nhấp nháy màu cam). Sau đó, mở phần cài đặt Wi-Fi trên điện thoại và kết nối với mạng có tên “Amazon-XXX”.

Đảm bảo thiết bị điện thông minh của bạn đã vào chế độ cài đặt

Bước 6: Quay lại ứng dụng Alexa, nhấn Tiếp tục (Continue) và chọn mạng Wi-Fi mà bạn muốn thiết bị kết nối.

Quay lại ứng dụng Alexa, nhấn Tiếp tục (Continue) và chọn mạng Wi-Fi

Để thiết lập các tính năng trên ứng dụng Amazon Alexa, bạn cần thao tác các bước khác nhau, cụ thể:

  • Điều khiển nhà thông minh: Truy cập Alexa, chọn “Devices” > “Add Device” để kết nối các thiết bị thông minh khác như đèn, ổ cắm, và camera.
  • Thiết lập trợ lý ảo: Trong ứng dụng Alexa, chọn “Settings” (Cài đặt) > “Device Settings” để cấu hình các tính năng trợ lý ảo như nhắc nhở, báo thức, và lịch.
  • Giải trí: Kết nối các dịch vụ nhạc và video yêu thích (Spotify, Apple Music, Amazon Music) bằng cách vào “Settings” > “Music & Podcasts” hoặc “Video & TV” để chọn dịch vụ của bạn.

Sau khi đã thiết lập các bước trên, việc sử dụng trợ lý ảo Alexa khá đơn giản, chỉ cần gọi “Alexa” và dùng những câu lệnh rõ ràng, cụ thể như sau:

Tác vụ Câu lệnh
Điều khiển nhạc và âm thanh “Alexa, play some relaxing music.” (Alexa, phát nhạc thư giãn.)

“Alexa, turn up the volume.” (Alexa, tăng âm lượng.)

“Alexa, play the latest episode of [tên podcast].” (Alexa, phát tập mới nhất của [tên podcast].)

Xem dự báo thời tiết và cập nhật tin tức “Alexa, what’s the weather today?” (Alexa, hôm nay thời tiết thế nào?)

“Alexa, what’s the news?” (Alexa, có tin tức gì không?)

“Alexa, how’s the traffic to work?” (Alexa, tình hình giao thông đến chỗ làm thế nào?)

Quản lý thời gian và lịch trình “Alexa, set a timer for 10 minutes.” (Alexa, đặt hẹn giờ 10 phút.)

“Alexa, add an event to my calendar for tomorrow at 3 PM.” (Alexa, thêm sự kiện vào lịch của tôi vào ngày mai lúc 3 giờ chiều.)

“Alexa, remind me to call mom at 7 PM.” (Alexa, nhắc tôi gọi cho mẹ lúc 7 giờ tối.)

Điều khiển thiết bị nhà thông minh “Alexa, turn on the living room lights.” (Alexa, bật đèn phòng khách.)

“Alexa, set the thermostat to 22 degrees.” (Alexa, đặt nhiệt độ điều hòa ở 22 độ.)

“Alexa, lock the front door.” (Alexa, khóa cửa trước.)

Mua sắm và quản lý danh sách “Alexa, add milk to my shopping list.” (Alexa, thêm sữa vào danh sách mua sắm của tôi.)

“Alexa, where is my order?” (Alexa, đơn hàng của tôi ở đâu?)

“Alexa, reorder paper towels.” (Alexa, đặt lại giấy lau.)

Tương tác với Alexa “Alexa, tell me a joke.” (Alexa, kể cho tôi nghe một câu chuyện cười.)

“Alexa, what can you do?” (Alexa, bạn có thể làm gì?)

Một số mẹo và thủ thuật trong cài đặt giúp việc sử dụng Amazon Alexa hiệu quả hơn:

  • Tạo Routine để tự động hóa các tác vụ hàng ngày: Routine là các chuỗi lệnh tự động giúp thực hiện nhiều hành động chỉ với một câu lệnh. Bạn có thể cài đặt Routine trong ứng dụng Alexa để bật đèn, phát nhạc, và thông báo thời tiết cùng lúc khi bạn nói “Alexa, good morning.”
  • Tùy chỉnh phản hồi của Alexa: Alexa có thể trả lời theo cách bạn muốn, bao gồm cả giọng nói và mức âm lượng. Bạn có thể điều chỉnh độ lớn âm thanh của Alexa vào ban đêm hoặc khi bạn không muốn làm phiền người khác.
  • Thiết lập giọng nói cá nhân hóa: Alexa có thể nhận diện giọng nói của từng thành viên trong gia đình, giúp phản hồi cá nhân hóa cho từng người.
  • Thiết lập tính năng Drop In và Alexa Calling: Drop In cho phép bạn sử dụng Alexa như một bộ đàm để nói chuyện trực tiếp với các thiết bị Echo khác trong nhà, và Alexa Calling cho phép gọi điện thoại miễn phí qua Alexa.

4. So sánh Alexa với các trợ lý ảo khác

Câu hỏi được rất nhiều người dùng quan tâm đó là điểm khác biệt giữa các trợ lý ảo khác và Amazon Alexa là gì? Lumi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn ngay trong phần dưới đây nhé!

Amazon Alexa:

Đánh giá các chỉ số và so sánh với các trợ lý ảo khác

  • Số lượng thiết bị tương thích: Alexa có thể tương thích với hơn 10.000 thiết bị của nhiều hãng nổi tiếng như: Sony, Philip Hue, TP-Link, WeMo, Nest, Wink,…
  • Tính năng và khả năng hỗ trợ: Alexa nổi bật với hơn 100,000 kỹ năng (skills) từ bên thứ ba, cho phép người dùng mở rộng khả năng của thiết bị theo nhu cầu cá nhân.  Alexa tích hợp sâu với các dịch vụ của Amazon như Amazon Music, Audible, và Amazon Shopping, cho phép bạn dễ dàng mua sắm trực tuyến, nghe sách nói, hoặc quản lý danh sách mua sắm chỉ bằng giọng nói.
  • Ngôn ngữ hỗ trợ: Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, Đức, Pháp, Nhật, Ý, Tây Ban Nha, và một số ngôn ngữ khác, nhưng chưa hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ.
  • Độ chính xác và tự nhiên của giọng nói: Nhận diện giọng nói chính xác, đặc biệt tốt cho các lệnh đơn giản và điều khiển nhà thông minh.

Tuy nhiên, khả năng tiếp nối hội thoại và hiểu ngữ cảnh còn hạn chế hơn so với Google Assistant.

  • Tính bảo mật và riêng tư: Amazon cho phép người dùng tùy chỉnh cách thức thu thập và sử dụng dữ liệu, cung cấp khả năng xóa lịch sử giọng nói và yêu cầu Alexa không lưu trữ dữ liệu mới.

Google Assistant:

Trợ lý ảo Google Assistant

Google Assistant là một trợ lý cá nhân ảo, chủ yếu tương tác qua giọng nói được ông lớn Google phát triển. Một số điểm nổi bật của trợ lý ảo Google Assistant đó là:

  • Số lượng thiết bị tương thích: Tương thích với khoảng 50,000 thiết bị thông minh, đặc biệt tốt với các sản phẩm của Google như Chromecast, Nest, và Android TV.
  • Tính năng và khả năng hỗ trợ: Google Assistant có khả năng tìm kiếm thông tin trên web và trả lời các câu hỏi phức tạp với độ chính xác cao nhờ vào Google Search.

Google Assistant tích hợp chặt chẽ với các dịch vụ của Google như Gmail, Calendar, Maps, và Photos. Điều này cho phép bạn kiểm tra lịch, gửi email, tìm kiếm địa điểm, và xem ảnh chỉ với giọng nói.

  • Ngôn ngữ hỗ trợ: Hỗ trợ hơn 30 ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt, giúp người dùng trên toàn thế giới dễ dàng sử dụng.
  • Độ chính xác và tự nhiên của giọng nói: Là trợ lý ảo được đánh giá cao nhất về độ chính xác và tự nhiên của giọng nói, nhờ khả năng hiểu ngữ cảnh tốt và tiếp nối hội thoại một cách mượt mà.
  • Tính bảo mật và riêng tư: Google cung cấp nhiều công cụ giúp người dùng kiểm soát dữ liệu, từ xem xét đến xóa bỏ và thiết lập tự động xóa dữ liệu. Các lớp bảo mật của Google như mã hóa, phát hiện phần mềm độc hại và bảo vệ chống truy cập trái phép giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu người dùng.

Siri:

Trợ lý ảo Siri

Siri là trợ lý ảo được Apple tích hợp sẵn trên hệ điều hành iOS, iPadOS, watchOS, macOS, và tvOS giúp người dùng dễ dàng điều khiển thông qua giọng nói, cụ thể:

  • Số lượng thiết bị tương thích: Hỗ trợ các thiết bị trong hệ sinh thái HomeKit của Apple, như đèn, khóa cửa, và máy điều hòa từ các thương hiệu như Lutron, Ecobee, Philips Hue, và August… nên bị giới hạn về số lượng.
  • Tính năng và khả năng hỗ trợ: Siri được tích hợp sâu vào các thiết bị của Apple như iPhone, iPad, Apple Watch, và HomePod nên thực hiện các tác vụ như gọi điện, nhắn tin, mở ứng dụng, và điều khiển Apple Music một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Apple không thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng để phục vụ quảng cáo, và hầu hết các xử lý giọng nói của Siri được thực hiện trực tiếp trên thiết bị, giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

  • Ngôn ngữ hỗ trợ: Hỗ trợ khoảng 20 ngôn ngữ khác nhau, với nhiều biến thể giọng nói, nhưng chưa hỗ trợ tiếng Việt.
  • Độ chính xác và tự nhiên của giọng nói: Nhận diện giọng nói khá tốt trên các thiết bị Apple, đặc biệt là trong các tác vụ đơn giản. Nhưng trong một số tình huống phức tạp, Siri khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác.
  • Tính bảo mật và riêng tư: Apple tập trung vào việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, xử lý phần lớn dữ liệu Siri trực tiếp trên thiết bị thay vì gửi lên đám mây. Đặc biệt, Siri không thu thập hoặc lưu trữ dữ liệu giọng nói liên kết với ID cá nhân để dùng cho mục đích quảng cáo.

5. Ưu và nhược điểm của Alexa

Những ưu điểm và nhược điểm của Amazon Alexa là gì? Cùng Lumi tìm hiểu ngay nhé!

5.1. Ưu điểm

Alexa được thiết kế với giao diện thân thiện và dễ sử dụng
Alexa được thiết kế với giao diện thân thiện và dễ sử dụng

Amazon Alexa mang trong mình những ưu điểm sau:

  • Dễ sử dụng và thiết lập: Alexa được thiết kế với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, cho phép người dùng nhanh chóng thiết lập và có thể dùng ngay lập tức. Bạn chỉ cần kết nối với Wi-Fi và thực hiện vài bước cài đặt đơn giản là có thể ra lệnh cho Alexa thực hiện các tác vụ mong muốn.
  • Nhiều tính năng và ứng dụng đa dạng: Alexa có khả năng thực hiện một loạt tác vụ từ phát nhạc, đọc tin tức, dự báo thời tiết hay trở thành bộ điều khiển trung tâm để ra lệnh cho các thiết bị điện thông minh trong ngôi nhà.
  • Hỗ trợ nhiều thiết bị thông minh: Alexa có khả năng kết nối và điều khiển nhiều loại thiết bị điện thông minh khác nhau trong nhà, từ đèn, khóa cửa, đến máy điều hòa không khí… từ đó, tạo nên một hệ thống nhà thông minh đồng bộ và dễ dàng quản lý chỉ qua giọng nói.
  • Giá cả phải chăng: So với các trợ lý ảo khác, thiết bị tích hợp Alexa như Echo Dot, Echo Show có giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Vì vậy Alexa là lựa chọn phổ biến cho những ai muốn nâng cấp ngôi nhà của mình với chi phí phải chăng.

5.2. Nhược điểm

Vậy những nhược điểm của Amazon Alexa là gì? Có 3 nhược điểm chính khi sử dụng Alexa đó là:

  • Còn hạn chế về ngôn ngữ hỗ trợ: Hiện tại, Alexa chưa hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ, gây khó khăn cho người dùng Việt Nam trong việc tương tác và tận dụng hết các tính năng của trợ lý ảo.
  • Có thể gặp vấn đề về bảo mật và riêng tư: Alexa được thiết kế để lắng nghe lệnh từ người dùng, nghĩa là thiết bị luôn ở trạng thái chờ để nhận diện và phản hồi. Vậy nên dữ liệu giọng nói và thông tin cá nhân của khách hàng có thể bị thu thập hoặc rò rỉ nếu không được quản lý cẩn thận.
  • Phụ thuộc vào kết nối internet: Alexa cần kết nối internet liên tục để hoạt động. Nếu mất kết nối mạng, thiết bị sẽ không thể thực hiện các lệnh hoặc truy cập thông tin, làm gián đoạn nhu cầu sử dụng của khách hàng.

6. Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết cũng như các giải đáp về trợ lý ảo Amazon Alexa. Có thể thấy, Amazon Alexa đang thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ trong cuộc sống hàng ngày, rất lý tưởng cho việc kết nối các thiết bị thông minh trong nhà. Để tìm hiểu các thông tin về nhà thông minh hoặc các thiết bị nhà thông minh, hãy truy cập ngay vào website: https://lumi.vn/ để được cập nhật những thông tin mới nhất.

Avatar author
Kỹ thuật viên nhà thông minh tại Lumi Việt Nam

Với niềm đam mê công nghệ và sự am hiểu sâu sắc về các giải pháp tự động hóa, tôi không ngừng khám phá và chia sẻ những thông tin hữu ích về cách biến ngôi nhà thành không gian sống tiện nghi, hiện đại và an toàn hơn.

Facebook
Hỗ trợ
Tài liệu
0904 665 965
Nhận tư vấn
Gọi ngay Zalo Messenger Báo giá
Gọi ngay Gọi ngay Zalo Zalo Messenger Messenger Báo giá Nhận báo giá