Chi phí thi công lắp đặt hệ thống nhà thông minh trọn gói (Update 2024)

Bởi Duong Nguyen - 24/07/2024
Lắp đặt hệ thống nhà thông minh

Nhà thông minh (Smarthome) là lựa chọn hàng đầu của các chủ nhà hiện đại khi mong muốn nâng tầm trải nghiệm sống tiện nghi. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống nhà thông minh hoạt động hiệu quả nhất cho người dùng, quá trình thi công, lắp đặt đặc biệt cần được lưu tâm. Vậy bạn cần lưu ý gì trong quá trình thi công lắp đặt nhà thông minh? Hãy cùng Lumi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Lắp đặt thi công nhà thông minh là gì? Các phương án lắp đặt

Lắp đặt nhà thông minh là quá trình thi công, kết nối các thiết bị điện thông minh vào ngôi nhà của bạn, biến ngôi nhà thông thường trở thành Smarthome. Từ đó, gia chủ có thể trải nghiệm điều khiển, quản lý trạng thái các thiết bị từ xa qua smartphone hoặc điều khiển bằng giọng nói, thiết lập các ngữ cảnh sống tiện nghi.

Thi công nhà thông minh giúp ngôi nhà trở thành Smarthome
Thi công nhà thông minh giúp ngôi nhà thông thường trở thành Smarthome

Giai đoạn thi công, lắp đặt nhà thông minh đóng vai trò then chốt bởi nó quyết định hiệu quả sử dụng, tuổi thọ thiết bị cũng như an toàn cho người dùng. Nếu quá trình thi công xảy ra lỗi kỹ thuật sẽ phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng sau này, hơn nữa khiến gia chủ tốn thêm chi phí và thời gian tu sửa.

Hiện nay, để thi công hệ thống smarthome cho ngôi nhà của bạn, có hai phương án phổ biến sau:

Phương án 1: Tự lắp đặt smarthome:

* Ưu điểm: Tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể

* Nhược điểm:

  • Cần có đủ kiến thức điện, điện tử, lập trình để lắp đặt và cấu hình hệ thống
  • Tốn thời gian, công sức

Phương án 2: Thuê đơn vị smarthome chuyên nghiệp:

* Ưu điểm:

  • Đảm bảo chất lượng, an toàn: Các đơn vị chuyên nghiệp có đội ngũ kỹ thuật viên chất lượng cao, đảm bảo thi công hệ thống vận hành trơn tru, an toàn cho người dùng
  • Tiết kiệm thời gian, công sức cho gia chủ
  • Bảo hành dễ dàng: Khi lựa chọn đơn vị thi công uy tín, bạn sẽ nhận được chính sách bảo hành tốt và được hỗ trợ ngay khi cần

* Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với tự lắp đặt

2. Các yếu tố kỹ thuật cần lưu ý khi lắp đặt nhà thông minh

2.1. Lựa chọn thiết bị nhà thông minh

Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định trải nghiệm sử dụng của gia đình bạn, bởi chính những thiết bị điện này kết nối tạo nên hệ sinh thái smarthome. Bởi vậy, khi lựa chọn thiết bị điện thông minh, bạn cần cân nhắc các tiêu chí sau:

Việc đầu tiên cần làm là lựa chọn thiết bị phù hợp với giải pháp nhà thông minh
Việc đầu tiên cần làm là lựa chọn thiết bị phù hợp với giải pháp nhà thông minh
  • Thương hiệu: Lựa chọn thiết bị từ những thương hiệu smarthome uy tín, nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt nên chọn các thương hiệu Make in Vietnam để phù hợp nhất với người dùng Việt
  • Chất lượng: Chọn nhà cung cấp smarthome có khả năng tự chủ sản xuất, công nghệ lõi để đảm bảo về hoạt động, độ bền sản phẩm
  • Tính năng: Các thiết bị điện cần có đầy đủ tính năng cần thiết cho nhu cầu của gia đình bạn
  • Khả năng tương thích: Các thiết bị điện mà bạn lựa chọn nên dễ dàng tương thích, kết nối với nhau để tạo thành một hệ thống liền mạch. Bạn nên lựa chọn thương hiệu có hệ sinh thái sản phẩm đa dạng để đem lại trải nghiệm trọn vẹn, đồng bộ nhất mà không cần sử dụng sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.
  • Giá cả: Xác định ngân sách có thể chi trả cho hệ thống smarthome và chọn mua sản phẩm phù hợp với ngân sách đó. Tuy nhiên bạn cũng không nên chỉ chú tâm vào giá cả mà lựa chọn sản phẩm không đảm bảo chất lượng, vừa ảnh hưởng đến quá trình sử dụng mà còn tốn kém chi phí sửa chữa, thay thế sau này.

Các thiết bị smarthome hiện nay thường được phân loại theo các giải pháp như:

  • Giải pháp chiếu sáng: Đèn, công tắc thông minh,…
  • Giải pháp an ninh: Bộ xử lý hình ảnh, camera, cảm biến,…
  • Giải pháp điều khiển rèm: Động cơ rèm, công tắc thông minh,…

Do đó, bạn có thể xác định nhu cầu của gia đình về các giải pháp thông minh, từ đó lựa chọn các thiết bị phù hợp cho giải pháp đó.

2.2. Lựa chọn lắp đặt các giải pháp kết nối thông minh

Bạn cũng cần lưu ý xem hệ thống smarthome của mình được kết nối theo phương thức nào, từ đó lựa chọn phương án lắp đặt phù hợp. Bạn cũng có thể dựa vào yếu tố này để cân nhắc lựa chọn thiết bị phù hợp ngay từ đầu.

Có hai phương thức kết nối thiết bị phổ biến:

Kết nối có dây: Sử dụng hệ thống dây tín hiệu để kết nối các thiết bị thông minh với nhau và với bộ điều khiển trung tâm.

* Ưu điểm:

    • Truyền tín hiệu ổn định, đảm bảo kết nối cho công trình lớn
    • Bảo mật cao, hạn chế nguy cơ xâm nhập trái phép

* Nhược điểm:

    • Cần đục tường để đi dây, do đó đặc biệt ảnh hưởng đến độ hoàn thiện, kết cấu ngôi nhà nếu thi công vào công trình đã hoàn thiện
    • Mất nhiều thời gian thi công
    • Chi phí đầu tư cao
    • Khó khăn trong việc thay đổi, nâng cấp hệ thống smarthome trong tương lai nếu có nhu cầu. Bạn cần tính toán được toàn bộ phương án

Kết nối không dây: Các thiết bị được kết nối và điều khiển thông qua các chuẩn công nghệ truyền thông không dây (ZigBee, WiFi, BLE Mesh,…). Đây là hình thức kết nối chiếm ưu thế hiện nay.

Các công nghệ kết nối của nhà thông minh không dây
Các công nghệ kết nối của nhà thông minh không dây

* Ưu điểm:

  • Chi phí “hợp túi tiền”.
  • Thi công đơn giản, nhanh chóng, tận dụng hạ tầng điện có sẵn, đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Dễ dàng thay đổi, nâng cấp, mở rộng hệ thống smarthome tùy nhu cầu gia chủ.

* Nhược điểm::

  • Rủi ro an ninh thông tin người dùng nếu sử dụng hệ thống smarthome không uy tín, không rõ nguồn gốc.
  • Tốc độ truyền dữ liệu có thể chậm hơn so với nhà thông minh có dây. Tuy nhiên sản phẩm từ các thương hiệu smarthome lớn hiện nay như Lumi thường vẫn đảm bảo tốc độ phản hồi nhanh nhất, không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng.

2.3. Đảm bảo nguồn điện cho hệ thống

Nguồn điện ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và độ an toàn của hệ thống. Do đó, bạn cần lưu ý:

* Đảm bảo nguồn điện ổn định:

  • Lựa chọn nguồn điện phù hợp (điện lưới, máy phát điện,…)
  • Sử dụng bộ ổn áp để ổn định điện áp, bảo vệ thiết bị khỏi sự dao động điện áp đột ngột, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị
  • Lắp đặt hệ thống chống sét để bảo vệ thiết bị, đảm bảo an toàn cho người sử dụng
  • Sử dụng dây dẫn điện chất lượng cao, có kích thước phù hợp với công suất của hệ thống
  • Lắp đặt hệ thống tiếp địa để đảm bảo an toàn điện

* Đảm bảo nguồn điện đủ công suất cho các thiết bị:

  • Tính toán tổng công suất của tất cả thiết bị trong hệ thống để lựa chọn nguồn điện phù hợp
  • Có thể dự phòng 20-30% công suất để đáp ứng nhu cầu mở rộng trong tương lai
  • Sử dụng aptomat có giá trị phù hợp với công suất của từng thiết bị và hệ thống. Bạn có thể tham khảo thiết bị aptomat thông minh chống giật của Lumi, có khả năng chống rò chống giật, đảm bảo an toàn thiết bị điện và người dùng
  • Cân nhắc sử dụng bộ lưu điện (UPS) để cung cấp nguồn điện dự phòng khi điện lưới gặp sự cố, đảm bảo hoạt động liên tục.

3. Giới thiệu quy trình thi công, lắp đặt nhà thông minh của Lumi

Quy trình thi công, lắp đặt hệ thống Smarthome Lumi cơ bản thường bao gồm 5 bước:

Một quy trình thi công lắp đặt nhà thông minh gồm 5 bước
Một quy trình thi công lắp đặt nhà thông minh sẽ gồm 5 bước

Bước 1: Khảo sát và tư vấn

  • Đánh giá nhu cầu và mong muốn của gia chủ
  • Khảo sát hiện trạng ngôi nhà, đánh giá kết cấu, diện tích; khảo sát hạ tầng điện, internet,…
  • Từ đó tư vấn chủ nhà lựa chọn giải pháp, thiết bị nhà thông minh phù hợp

Bước 2: Thiết kế hệ thống

Thiết kế nhà thông minh với sơ đồ hệ thống điện, mạng, và vị trí lắp đặt các thiết bị, đảm bảo hoạt động hiệu quả

Bước 3: Thi công lắp đặt

  • Thi công, cải tạo hệ thống điện hiện có (nếu cần) để phù hợp với yêu cầu của hệ thống smarthome
  • Lắp đặt các thiết bị thông minh (đèn, công tắc, cảm biến,…) theo bản thiết kế, kết nối các thiết bị với bộ điều khiển trung tâm và ứng dụng trên smartphone
  • Cấu hình và cài đặt các thiết bị theo yêu cầu, thiết lập ngữ cảnh theo thói quen sinh hoạt gia chủ

Bước 4: Kiểm tra và vận hành thử

  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, đảm bảo an toàn và vận hành trơn tru
  • Thử nghiệm các chức năng của hệ thống smarthome, điều chỉnh cài đặt nếu cần thiết
  • Hướng dẫn sử dụng cho gia chủ

Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao

  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống và giải đáp thắc mắc của khách hàng
  • Bàn giao hệ thống và các tài liệu kỹ thuật liên quan
  • Thống nhất chế độ bảo hành và bảo trì hệ thống

4. Chi phí lắp đặt nhà thông minh Lumi

Chi phí lắp đặt có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Diện tích nhà: Diện tích nhà thường tỉ lệ thuận với số lượng thiết bị cần thiết và độ phức tạp của hệ thống, từ đó kéo theo chi phí lắp đặt thay đổi.
  • Số lượng thiết bị: Chi phí tùy theo số lượng và loại thiết bị bạn lựa chọn. Các sản phẩm chất lượng cao, nhiều tình năng sẽ có giá cao hơn, tuy nhiên cũng đem lại trải nghiệm người dùng tương xứng.
  • Giải pháp kết nối: Hệ thống kết nối có dây thường có chi phí thi công thấp hơn so với hệ thống không dây.
  • Thương hiệu: Các thương hiệu smarthome uy tín, chất lượng cao thường có mức giá cao hơn so với các thương hiệu bình dân. Tuy nhiên khi sử dụng giải pháp từ các thương hiệu uy tín, bạn sẽ có trải nghiệm nhà thông minh trọn vẹn nhất nhờ hệ sinh thái đa dạng, sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tình.
  • Chi phí phát sinh (tùy theo nhu cầu gia chủ): Như nâng cấp, mở rộng hệ thống trong tương lai.

Sau đây là bảng giá smarthome tham khảo cho các gói lắp đặt khác nhau của Lumi – thương hiệu smarthome Make in Vietnam với hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, dẫn đầu thị trường:

Giải phápChung cưNhà phốBiệt thự
Basic– Chiếu sáng thông minh

– Bình nóng lạnh thông minh

– Điều hòa thông minh

19.000.000đ29.000.000đ59.000.000đ
Standard– Chiếu sáng thông minh

– Bình nóng lạnh thông minh

– Điều hòa thông minh

– Cảm biến thông minh

– Rèm tự động

49.000.000đ59.000.000đ89.000.000đ
Premium– Chiếu sáng thông minh

– Bình nóng lạnh thông minh

– Điều hòa thông minh

– Cảm biến thông minh

– Rèm tự động

– Âm thanh đa vùng

– Tưới sân vườn tự động

– Đèn smart lighting

– An ninh thông minh

– Cổng tự động

79.000.000đ89.000.000đ189.000.000đ

Trong đó:

  • Các giải pháp thuộc gói “Basic” bao gồm: Chiếu sáng thông minh; Bình nóng lạnh thông minh; Điều hòa thông minh
  • Các giải pháp thuộc gói “Standard” bao gồm các giải pháp gói “Basic”, bổ sung: Cảm biến thông minh; Rèm tự động
  • Các giải pháp thuộc gói “Premium” bao gồm các giải pháp gói “Standard”, bổ sung: Âm thanh đa vùng; Tưới sân vườn tự động; Đèn smart lighting; An ninh thông minh; Cổng tự động

5. Các lưu ý khác khi lắp đặt nhà thông minh

Ngoài các yếu tố kỹ thuật, khi lắp đặt nhà thông minh, bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Bảo mật và an ninh: Đây là rủi ro tiềm ẩn đặc biệt đối với các sản phẩm smarthome không rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Bảo trì và nâng cấp: Các thiết bị đều cần được kiểm tra và nâng cấp, bảo hành ngay khi có vấn đề trong quá trình sử dụng
Lumi Smart Factory - Nhà máy sản xuất thiết bị IoT/Smarthome đầu tiên tại Việt Nam
Lumi Smart Factory – Nhà máy sản xuất thiết bị IoT/Smarthome đầu tiên tại Việt Nam

Do đó, để hạn chế rủi ro và có trải nghiệm nhà thông minh trọn vẹn nhất, bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp cũng như thi công, lắp đặt smarthome uy tín. Nhà thông minh Lumi là thương hiệu smarthome Make in Vietnam với 12 năm làm chủ công nghệ lõi, sở hữu nhà máy sản xuất thiết bị IoT/Smarthome công nghệ cao. Lumi nâng cao an toàn thông tin cho người dùng bởi toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tại cloud, với server đặt tại Việt Nam và được nâng cấp hàng năm. Đặc biệt, Lumi có hệ thống 150 nhà phân phối, đại lý trên khắp cả nước, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ, bảo hành mọi lúc mọi nơi.

Như vậy, để lựa chọn sản phẩm, giải pháp cũng như các phương án thi công lắp đặt nhà thông minh hiệu quả, bạn cần cân nhắc các yếu tố về kỹ thuật, quy trình, chi phí, đặc biệt, nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín. Nếu bạn muốn trải nghiệm hệ sinh thái Smarthome toàn diện nhất, và tư vấn về sản phẩm vui lòng liên hệ Nhà thông minh Lumi:

Facebook
Hỗ trợ
Tài liệu
0904 665 965
Nhận tư vấn
Gọi ngay Zalo Messenger Báo giá
Gọi ngay Gọi ngay Zalo Zalo Messenger Messenger Báo giá Nhận báo giá