Nhà thông minh IoT hay IoT smart home là mảng thị trường có thể hoàn toàn thay đổi kinh tế, kỹ thuật của một đất nước và điểm hấp dẫn là theo ngành này không quá khó. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợiViệt Nam trong 5 năm tới?
1. Internet of Things (iot) là gì? Internet vạn vật (iot) là gì?
- Internet of Things (IoT) – Internet vạn vật – là một thuật ngữ vô cùng thông dụng trong kỉ nguyên số ngày nay.
- IoT được biết đến là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, mạng không dây, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập, trao đổi dữ liệu.
- Nhờ IoT, các thiết bị được kết nối với nhau giúp chúng trở nên thông minh hơn nhờ khả năng gửi và/hoặc nhận thông tin, tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó.
- Nói một cách đơn giản, IoT được coi là hệ sinh thái có thể kích hoạt các công nghệ kết nối để liên kết và đồng bộ mọi thứ với nhau.
- Phân tích thị trường IoT do Machine Research thực hiện dự đoán thị trường IoT sẽ trị giá 4 nghìn tỷ USD chỉ trong 4 năm tới. Và những ứng dụng IoT trong cuộc sống sẽ ngày càng mở rộng trong đó có nhà thông minh.
2. Nhà thông minh IoT là gì? IoT smart home là gì?
- Nhà thông minh IoT (Internet of Things) hay IoT smart home là một hệ thống được kết nối thông qua internet, cho phép các thiết bị điện tử trong ngôi nhà tương tác và trao đổi thông tin với nhau.
- Mục tiêu chính của nhà thông minh là tạo ra sự thuận tiện, tiết kiệm năng lượng và nâng cao trải nghiệm sống cho người dùng thông qua việc tự động hóa và điều khiển từ xa các thiết bị trong nhà.
- Với IoT người dùng có thể điều khiển và quản lý các thiết bị trong nhà thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng; thậm chí cả bằng giọng nói qua các trợ lý ảo như Amazon Alexa, Google Assistant, hoặc Apple Siri.
- Một số hệ thống nhà thông minh phổ biến như: chiếu sáng thông minh, rèm cửa tự động, cổng tự động, tưới cây tự động….
3. Thiết bị thông minh IoT
- Các thiết bị trong một ngôi nhà thông minh có thể bao gồm đèn chiếu sáng, cảm biến thông minh, bộ điều khiển trung tâm, thiết bị an ninh như camera giám sát và cảm biến báo động, thiết bị âm thanh và hình ảnh, các thiết bị giám sát sức khỏe, và nhiều thiết bị khác.
- Tất cả các thiết bị này có khả năng kết nối với mạng internet và giao tiếp với nhau thông qua các giao thức và công nghệ liên quan đến IoT.
3.1. Các loại cảm biến thông dụng trong ngôi nhà thông minh
Các loại cảm biến thông dụng trong ngôi nhà thông minh thường được dung bao gồm:
- Cảm biến ánh sáng: Giúp nhận biết mức độ sáng trong môi trường để điều chỉnh đèn tự động.
- Cảm biến chuyển động: Phát hiện sự chuyển động trong khu vực, kích hoạt đèn hoặc hệ thống an ninh khi cần thiết.
- Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm: Theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong không gian để điều chỉnh hệ thống điều hòa hoặc đảm bảo môi trường thoải mái.
- Cảm biến cửa: Theo dõi trạng thái mở/đóng của cửa, cửa sổ để bảo đảm an ninh
3.2. Bộ điều khiển trung tâm
Bộ điều khiển trung tâm (HC) là “đầu não” của hệ thống nhà thông minh, quản lý và điều khiển các thiết bị khác trong ngôi nhà. HC có khả năng kết nối và tương tác với các cảm biến, thiết bị và ứng dụng khác để tạo ra một môi trường thông minh và tự động hoá. Một số mẫu HC nổi bật như:
- Bộ điều khiển trung tâm HC Lumi
- AI Camera Hub
- Bộ điều khiển trung tâm Premium
3.3. Một số các thiết bị thông minh IoT khác
Ngoài cảm biến và HC thì trong nhà thông minh IoT còn có các thiết bị khác:
- Đèn chiếu sáng thông minh: Có thể điều chỉnh độ sáng và màu sắc theo mong muốn qua điện thoại hoặc giọng nói.
- Bộ điều khiển âm thanh thông minh: Điều chỉnh âm lượng, phát nhạc và điều khiển loa qua ứng dụng hoặc trợ lý ảo.
- Cửa thông minh: Mở và đóng cửa từ xa, kiểm soát quyền truy cập và theo dõi tình trạng bằng ứng dụng.
- Camera giám sát thông minh: Theo dõi và ghi lại hình ảnh, cảnh báo an ninh qua điện thoại.
- Bộ cảm biến an ninh: Phát hiện chuyển động, khói, khí CO và báo động sớm trong trường hợp nguy hiểm.
4. Ứng dụng IoT nhà thông minh
Dưới đây là một số ứng dụng nhà thông minh cụ thể trong đời sống:
- Ứng dụng điều khiển từ xa: Cho phép bạn điều khiển và quản lý các thiết bị trong nhà từ xa thông qua điện thoại di động hoặc máy tính bảng.
- Ứng dụng quản lý năng lượng: Giúp bạn theo dõi và kiểm soát lượng điện tiêu thụ của các thiết bị, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.
- Ứng dụng an ninh: Cung cấp khả năng giám sát qua camera và cảm biến an ninh, gửi cảnh báo và cập nhật về tình trạng an toàn của nhà.
- Ứng dụng điều khiển ánh sáng và màu sắc: Cho phép bạn điều chỉnh đèn chiếu sáng và thay đổi màu sắc ánh sáng theo sở thích hoặc tạo không gian phù hợp với hoạt động.
- Ứng dụng điều khiển âm thanh: Điều chỉnh âm lượng, chọn bài hát và quản lý thiết bị âm thanh từ xa.
- Ứng dụng tương tác giọng nói: Cho phép bạn điều khiển các thiết bị thông qua giọng nói thông qua trợ lý ảo.
- Ứng dụng kiểm soát môi trường: Theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí trong nhà.
- Ứng dụng quản lý an ninh và quyền truy cập: Theo dõi và kiểm soát việc mở cửa, quyền truy cập của người khác trong nhà.
- Ứng dụng tạo kịch bản tự động: Tự động hoá các hoạt động trong nhà dựa trên các sự kiện nhất định, chẳng hạn như thời tiết, thời gian, hoặc hoạt động của người dùng.
5. Thời đại Internet of Things: Việt Nam sẽ chuyển mình như thế nào?
- Không nằm ngoài làn sóng IoT thế giới, thị trường IoT Việt Nam đứng ở mức hơn 2 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR khoảng 24.03% để đạt 7.3 tỷ USD vào năm 2025 (theo Research and Markets).
- Việc áp dụng các giải pháp IoT trong các doanh nghiệp số lượng thiết bị được kết nối và xu hướng sử dụng smarthome ngày càng gia tăng để thúc đẩy thị trường vạn vật kết nối Internet Việt Nam đến năm 2025.
- Sự gia tăng đáng kể về nhu cầu tạo dữ liệu và nhu cầu phân tích dữ liệu trong sản xuất đang bổ sung cho sự tăng trưởng của thị trường internet vạn vật tại Việt Nam.
- Trong buổi hội thảo do FUNiX tổ chức, Chủ tịch LUMI – một công ty IoT đầy triển vọng tại Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, IoT là một thị trường tiềm năng, chỉ riêng mảng IoT trên điện thoại thông minh có thể lên tới 110 triệu USD và tăng lên 360 triệu USD vào năm 2023. Nhận định này không phải là lạc quan quá mức mà hoàn toàn có cơ sở.
- “Số lượng thiết bị IoT được kết nối toàn cầu là cực lớn. Trong tương lai các thiết bị này sẽ bao phủ cuộc sống của con người. Đây là mảng thị trường có thể hoàn toàn thay đổi kinh tế, kỹ thuật của một đất nước và điểm hấp dẫn là theo ngành này không quá khó. Cơ hội nhiều, nhưng thách thức lớn” – ông Tuấn Anh khẳng định.
6. Nhà thông minh IoT – Xu hướng của thời đại
6.1. Nền tảng IoT nhà thông minh
- Nền tảng nhà thông minh hay hệ sinh thái nhà thông minh IoT là hệ thống phần mềm và phần cứng giúp quản lý và điều khiển các thiết bị thông minh trong ngôi nhà.
- Để điều khiển các thiết bị ta cần kết nối các thiết bị như ánh sáng, âm thanh, an ninh và điều hoà với ứng dụng điều khiển nhà thông minh như Lumi Life và có thể dễ dàng điều khiển qua ứng dụng di động hoặc giao diện web.
- Nền tảng nhà thông minh mang lại tiện ích, tiết kiệm năng lượng và an toàn cho cuộc sống hàng ngày.
6.2. Set up/Lắp đặt nhà thông minh IoT
Để thực hiện set up nhà thông minh IoT ta thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Đánh giá nhu cầu: Xác định các thiết bị và chức năng bạn muốn có trong hệ thống nhà thông minh của mình. Có thể bao gồm đèn, máy giặt, điều hòa, hệ thống an ninh, âm thanh, và nhiều hơn nữa.
- Bước 2: Mua và lắp đặt các thiết bị thông minh IoT: Mua các thiết bị nhà thông minh từ các nhà sản xuất đáng tin cậy như Lumi trên thị trường.
- Bước 3: Cài đặt và kết nối: Cài đặt các thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết nối chúng với mạng Wi-Fi và cấu hình các thiết lập cần thiết.
- Bước 4: Tạo kịch bản và tự động hóa: Thiết lập các lịch trình hoặc kịch bản để điều khiển các thiết bị tự động. Ví dụ: tắt đèn khi không có ai ở nhà, điều chỉnh nhiệt độ theo thời gian, và tự động khóa cửa khi ra khỏi nhà.
- Bước 5: Cài đặt ứng dụng điều khiển: Tải và cài đặt ứng dụng điều khiển từ cửa hàng ứng dụng tương ứng với nền tảng mà bạn sử dụng. Đăng nhập và kết nối hệ thống nhà thông minh của bạn với ứng dụng.
- Bước 6: Kiểm tra và tinh chỉnh: Kiểm tra hệ thống nhà thông minh và đảm bảo rằng tất cả các thiết bị hoạt động đúng cách. Tinh chỉnh các thiết lập và lịch trình theo nhu cầu của bạn.
- Bước 7: Bảo mật và quản lý: Đảm bảo rằng hệ thống nhà thông minh được bảo mật tốt. Sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản và cập nhật phần mềm định kỳ.
6.3. Xu hướng IoT nhà thông minh trong 5 năm tới
Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng các thiết bị thông minh IoT ngày càng trở nên rõ nét hơn. Tiêu biểu như việc ngày càng có nhiều người trang bị ioT smart home với các thiết bị thông minh cho ngôi nhà của mình. Cụ thể:
- Thị trường IoT smarthome đang bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam. Theo Statista, doanh thu trên thị trường Smarthome IoT Việt Nam dự kiến đạt 239,9 triệu đô la Mỹ vào năm 2022 và các chuyên gia dự đoán con số này sẽ đạt 453,80 triệu đô la Mỹ vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2022-2026) là 17,28%.
- Trên bình diện toàn cầu, thị trường nhà thông minh ở Việt Nam vẫn còn khá non trẻ và còn nhiều tiềm năng phát triển so với các nước khác. Theo thống kê từ Statista, đến tháng 8 năm 2020; Việt Nam đứng thứ 33 về doanh thu thị trường Nhà thông minh và 64 về tỷ lệ thâm nhập hộ gia đình. Theo cuộc phỏng vấn của Báo Đầu tư; Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “mở đường” cho sự phát triển thị trường nhà thông minh IoT.
- Tại Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều công ty tập trung phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông minh với nền tảng IoT. Một số cái tên quen thuộc đã dần được thị trường chấp nhận trong những năm gần đây như Lumi, BKAV,… Ngôi nhà thông minh (Smarthome IoT) hướng đến những khách hàng lựa chọn giải pháp thông minh để tăng trải nghiệm sống, đồng thời tăng giá trị cho ngôi nhà của họ.
- Đồng thời, theo Vietnam Smarthome Report 2022 – báo cáo chuyên sâu về lĩnh vực Smarthome được công bố trong Hội thảo xu hướng ngành IoT/Smarthome Việt Nam tổ chức bởi Lumi Việt Nam, thời điểm trong 5 năm tới (năm 2027) sẽ là năm smarthome “trở nên phổ biến hơn” đối với người dùng Việt, là thời điểm Nhà thông minh trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống giống như smartphone.
- Tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; nhà thông minh đang trở thành xu hướng mới của người dân hiện đại. Họ là những người đón nhận công nghệ mới nhất cũng như những khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, thị trường nhà thông minh đang hướng đến những gia đình trẻ sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống.
- Nhà thông minh IoT đang ngày càng phổ biến với sự quan tâm và nhận thức của người dùng không mở ngừng gia tăng. Trong tương lai xa hơn, tiêu chí “thông minh” sẽ dần trở nên phổ biến hơn khi ngày càng nhiều gia đình chủ động tìm hiểu về nhà thông minh ngay từ khi có ý định xây dựng căn hộ, nhà riêng của mình.
7. Một số IoT Smart Home project cao cấp
Trong thời kì công nghệ 4.0 với sự phát triển của IoT, Lumi đã triển khai nhiều Project Smart Home cao cấp bao gồm:
- Dự án Diamond Crown Hải Phòng
- 1253 căn hộ dự án Life Asoke Hype, Thái Lan
- Dự án Ecopark
- Dự án Mandarin
- Dự án Splendora An Khánh
- …
Để kết luận, có thể nói rằng ứng dụng nhà thông minh IoT là tất yếu vì nó có thể nâng cao trải nghiệm người dùng, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho cuộc sống hàng ngày, nâng cao mức sống cũng như tiết kiệm thời gian, tiền bạc và năng lượng.