Tự thiết kế một nhà thông minh đẹp chỉ từ 20 triệu đồng

Bởi uniadmin - 29/04/2020

Nhà thông minh đã không còn là khái niệm xa lạ với đa số người dân, đặc biệt là cư dân ở các đô thị lớn. Một ngôi nhà hiện đại không chỉ thể hiện ở tivi, điều hòa… đời mới, mà còn ở sự “thông minh”, hiểu ý và thực hiện những yêu cầu của chủ nhân. Tuy nhiên, vì là một sản phẩm công nghệ, nên nhiều người vẫn e ngại vì nghĩ rằng, lắp đặt một ngôi nhà thông minh sẽ rất phức tạp. Nhưng lắp đặt một ngôi nhà vừa thông minh, vừa đẹp không hề khó khăn như bạn nghĩ.

Nhà thông minh đẹp để chứng tỏ “Chủ nhà có gu”

Một ngôi nhà to đẹp đã từng là chuẩn mực để thể hiện địa vị xã hội và phong cách sống của chủ nhân. Nhưng khi xã hội phát triển cùng với các công nghệ mới ra đời, những ngôi nhà “có hồn”, giống như những trợ lý cuộc sống mới là điều gây ấn tượng với các vị khách ghé thăm.
 

Đó là lý do tại sao trong 3 năm gần đây, ngày càng nhiều chủ nhà tìm hiểu và lắp đặt nhà thông minh, cũng nhiều ngày một chủ đầu tư các dự án chung cư đem những tiện ích thông minh ra thuyết phục khách hàng. 

Hãy tưởng tượng…

Khi có khách ghé thăm vào một buổi trưa hè nóng nực, chủ nhà chỉ cần một chạm trên smartphone để kích hoạt chế độ “Tiếp khách”, và thế là…

  • Điều hòa tự động bật
  • Đèn khách tự động sáng
  • Loa tự động phát âm thanh chào mừng

Được tiếp đón theo một phong cách thật khác biệt, hiện đại và gây ấn tượng sẽ là những gì mà vị khách của bạn cảm nhận.

Tự thiết kế nhà thông minh đẹp cần những thiết bị điện thông minh gì?

Bên cạnh những tính năng thông minh, thì mẫu mã sản phẩm cũng là một trong những điều mà “chủ nhà có gu” rất quan tâm. Trên thị trường nhà thông minh hiện tại có rất nhiều hãng khác nhau với các thiết bị thoạt nhìn thì có vẻ tương đồng nhau về thiết kế, nhưng khi chạm vào để cảm nhận, chủ nhà có gu sẽ phát hiện ra sự khác biệt rất rõ ràng giữa các dòng thiết bị từ thấp, trung và cao cấp.

Việc lựa chọn lắp đặt các thiết bị để biến nhà thông thường thành nhà thông minh của hãng nào sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và ưu tiên của từng gia đình. Tuy nhiên, một bộ thiết bị nhà thông minh cơ bản sẽ bao gồm những phần sau:

1. Một bộ điều khiển trung tâm

Bộ điều khiển trung tâm được định nghĩa là “bộ não” của ngôi nhà. Bộ điều khiển trung tâm là thiết bị đầu tiên bạn cần quan tâm khi có ý định lắp đặt nhà thông minh. Bộ điều khiển trung tâm sẽ cho phép bạn điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà bằng Smartphone hoặc giọng nói.

Bộ điều khiển trung tâm Nhà thông minh

2. Các công tắc cảm ứng thông minh

  • Trong ngôi nhà của chúng ta, tất cả các thiết bị bật/ tắt bằng công tắc thì đều có thể nâng cấp để điều khiển bằng Smartphone. Bạn chỉ cần thay thế các công tắc cơ bình thường thành công tắc thông minh.
  • Các công tắc thông minh này sẽ được kết nối với bộ điều khiển trung tâm thông qua sóng Zigbee; nên việc lắp đặt công tắc thông minh vô cùng đơn giản, không cần can thiệp đến hạ tầng điện.
  • Các thiết bị điện có thể điều khiển bằng Smartphone bằng cách thay thế công tắc cơ thông thường bằng công tắc thông minh bao gồm: đèn điện, điều hòa, tivi, bình nóng lạnh, quạt điện,…
     

3. Các cảm biến chuyển động

  • Cảm biến chuyển động là một trong những sản phẩm “phải có” nếu muốn được gọi là nhà thông minh.
  • Thiết bị hoạt động theo nguyên lý: nếu trong vùng cảm biến phát hiện chuyển động, thiết bị sẽ thông tin cho bộ điều khiển trung tâm HC và thực hiện những gì chủ nhân cài đặt, có thể là bật đèn cầu thang hoặc hành lang…
    Cảm biến chuyển động gắn trần nhà thông minh Lumi

4. Khóa cửa thông minh, cảm biến cửa thông minh

  • Một ngôi nhà thông minh không chỉ mang đến cho gia chủ những tiện ích vượt trội, mà còn phải biết tự bảo vệ mình và bảo vệ cuộc sống của cả gia đình.
  • Bằng cách tích hợp các loại khóa thông minh, cảm biến cửa thông minh vào hệ thống nhà thông minh, bạn sẽ có thể kiểm soát ngôi nhà 24/7.
  • Bất kỳ xâm nhập trái phép nào sẽ đều được gửi cảnh báo tới Smartphone của bạn. Nhờ thế, ngôi nhà sẽ luôn là nơi trú ẩn an toàn cho cả gia đình.

Cảm biến cửa nhà thông minh

Nhà không chỉ thông minh, mà còn đẹp với mức giá hợp lý

Bạn hoàn toàn có thể thống kê các thiết bị điện trong nhà và lên danh sách số lượng công tắc thông minh cần thiết. Bên cạnh đó, việc xác định lại nhu cầu, diện tích nhà, số lượng tầng cũng sẽ giúp bạn “nhẩm tính” về chi phí để nâng cấp nhà hiện tại thành nhà thông minh.

Với Nhà thông minh Lumi, một căn hộ 2 phòng ngủ sẽ có chi phí từ 20 – 35 triệu, nhà phố 3 tầng 80m2 có chi phí từ 70 – 85 triệu, biệt thự 3 tầng 150m2 có chi phí khoảng 170 – 185 triệu đồng.

Lumi sẽ cung cấp cho bạn báo giá sát nhất với nhu cầu của bạn thông qua Hotline sau
— Lumi miền Bắc: 0904 665 965
— Lumi miền Trung: 0939 265 965
— Lumi miền Nam: 0936 118 199

>>Tham khảo thêm một số bài viết khác liên quan:

Facebook
Hỗ trợ
Tài liệu
0904 665 965
Nhận tư vấn
Gọi ngay Gọi ngay Gọi ngay Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Messenger Facebook Messenger Messenger Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá
Gọi ngay Gọi ngay Gọi ngay Zalo Chat với chúng tôi qua zalo Zalo Messenger Facebook Messenger Messenger Báo giá Nhận báo giá Nhận báo giá