Các hệ thống trong ngôi nhà thông minh mới nhất – Hướng dẫn lựa chọn và lắp đặt chi tiết

Bởi Duong Nguyen - 10/06/2024
+7 Hệ thống trong ngôi nhà thông minh mới nhất bạn cần phải biết

thiêNgày nay, nhà thông minh đang là giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn để tối ưu chất lượng cuộc sống. Các hệ thống trong ngôi nhà thông minh là một mạng lưới các thiết bị điện tử được kết nối với nhau, cho phép người dùng kiểm soát và quản lý ngôi nhà của mình thông qua ứng dụng di động hoặc giọng nói. Từ đó đem lại cho người dùng một cuộc sống chất lượng, tiện nghi, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo an ninh cho ngôi nhà. Hãy cùng Lumi tìm hiểu kỹ hơn các hệ thống trong bài viết dưới đây:

1. Các hệ thống thiết bị thông minh cơ bản trong nhà thông minh

1.1. Hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh

Đây là một trong các hệ thống trong ngôi nhà thông minh giúp tối ưu hóa việc sử dụng ánh sáng trong không gian sống và làm việc. Hệ thống không chỉ mang lại tiện nghi mà còn tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Chiếu sáng thông minh giúp chủ nhận hẹn giờ chiếu sáng
Chiếu sáng thông minh giúp chủ nhận hẹn giờ chiếu sáng

Đèn thông minh:

  • Điều khiển từ xa: Cho phép người dùng bật/tắt đèn ở bất cứ đâu qua ứng dụng trên điện thoại.
  • Điều chỉnh độ sáng/màu sắc: Người dùng có thể điều chỉnh độ sáng và màu sắc của đèn để phù hợp với tâm trạng hay nhu cầu sử dụng.
  • Hẹn giờ: Có thể cài đặt hẹn giờ tự động tắt/ bật vào những thời điểm nhất định trong ngày. Ví dụ: Tự động tắt lúc 11h đêm.
  • Tạo kịch bản: Có thể tạo ra các kịch bản chiếu sáng khác nhau như xem phim, ăn uống, đọc sách, làm việc…

Công tắc thông minh:

  • Bật/tắt từ xa: Cho phép điều khiển các thiết bị chiếu sáng từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại.
  • Hẹn giờ: Có thể cài đặt lịch trình hẹn giờ bật/tắt cho các thiết bị chiếu sáng.
  • Điều khiển theo ngữ cảnh: Công tắc có thể được cài đặt dựa trên các ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ: tự động bật đèn khi có người vào phòng và tắt đèn khi không có ai.

Cảm biến ánh sáng: Giúp đo lường độ sáng trong không gian sống và tự động điều chỉnh đèn để duy trì mức độ chiếu sáng hợp lý, giúp tiết kiệm năng lượng cho ngôi nhà.

1.2. Hệ thống an ninh nhà thông minh

Hệ thống này cung cấp các tính năng vượt trội để giám sát, phát hiện và cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn.

Nhà thông minh Lumi đảm bảo an toàn an ninh
Hệ thống an ninh giúp phát hiện và cảnh báo về các xâm nhập bất thường

Camera an ninh:

  • Giám sát từ xa: Camera cho phép người dùng theo dõi hình ảnh, hoạt động ở nhà từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính.
  • Lưu trữ đám mây: Hình ảnh và Video sẽ được lưu trữ an toàn trên đám mây, có thể xem lại bất cứ khi nào.
  • Cảnh báo chuyển động: Camera có thể gửi cảnh báo ngay lập tức đến điện thoại của người dùng khi phát hiện chuyển động bất thường.

Khóa cửa thông minh:

  • Mở khóa bằng vân tay: Có thể mở cửa bằng dấu vân tay (chỉ những người được cài đặt dấu vân tay trên khóa cửa mới mở được).
  • Mã số: Có thể cài đặt mã số để mở khóa, nhanh chóng và an toàn.
  • Điện thoại: Khóa cửa cũng có thể được điều khiển từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại, mở khóa mà không cần có mặt tại nhà.
  • Cảm biến cửa, chuyển động: Cảm biến cửa, chuyển động giúp phát hiện các hoạt động bất thường và gửi cảnh báo ngay lập tức. Cảm biến khói, gas giúp phát hiện các nguy cơ cháy nổ, rò rỉ gas, đảm bảo an toàn cho gia đình.

Chuông cửa có hình: Cho phép người dùng xem và nói chuyện với khách từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại, mang lại sự an toàn.

1.3. Hệ thống điều khiển nhiệt độ và năng lượng

Hệ thống này không chỉ mang lại sự tiện nghi mà còn giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Điều hòa thông minh:

  • Điều khiển từ xa: Có thể bật/tắt, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại.
  • Hẹn giờ: Có thể cài đặt tự động bật/tắt điều hòa vào những thời điểm nhất định trong ngày, giúp tiết kiệm năng lượng.
  • Tự động điều chỉnh nhiệt độ theo thời tiết và thói quen sử dụng: Giúp tiết kiệm năng lượng và tạo sự thoải mái cho người dùng.

Ổ cắm thông minh: Cho phép giám sát mức tiêu thụ điện năng và điều khiển các thiết bị điện từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại. Giúp tắt các thiết bị không cần thiết khi không có ở nhà, góp phần tiết kiệm năng lượng.

1.4. Hệ thống giải trí đa phương tiện

Đây là giải pháp mang đến trải nghiệm giải trí đỉnh cao giúp người dùng dễ dàng truy cập và tận hưởng các dịch vụ giải trí đa dạng trong chính ngôi nhà thông minh.

giải pháp thiết kế phòng khách cho nhà thông minh
Hệ thống giải trí giúp gia chủ tận hưởng tiện nghi một cách tuyệt đối

Loa thông minh:

  • Điều khiển bằng giọng nói: Loa thông minh cho phép điều khiển phát nhạc, chỉnh âm lượng và thực hiện các lệnh khác chỉ bằng giọng nói.
  • Phát nhạc theo yêu cầu: Có thể yêu cầu loa phát bất kỳ bài hát hay danh sách phát nào từ các dịch vụ nhạc trực tuyến.
  • Kết nối với các thiết bị khác: Có thể kết nối với các thiết bị thông minh khác trong nhà, tạo ra một hệ thống giải trí liền mạch.

Tivi thông minh: Cho phép người dùng truy cập internet chỉ bằng giọng nói, xem phim, chơi game giải trí. Người dùng có thể điều khiển tivi, tìm kiếm nội dung và thực hiện các lệnh khác bằng giọng nói, mang lại trải nghiệm cho người dùng tốt hơn.

Hệ thống âm thanh đa vùng: Giúp phân phối và điều khiển âm thanh riêng biệt cho từng phòng. Người dùng có thể điều khiển âm lượng và chọn nội dung phát riêng biệt cho mỗi khu vực.

1.5. Hệ thống tưới tiêu và chăm sóc cây thông minh

3 giải pháp thiết kế hệ thống ngoài trời cho nhà thông minh
Bạn có thể ứng dụng hệ thống tưới nước, an ninh, chiếu sáng

Tưới tự động theo lịch trình, điều kiện thời tiết và độ ẩm đất:

  • Hệ thống có thể được lập trình để tưới nước vào những thời điểm nhất định trong ngày, đảm bảo cây cối luôn được cấp đủ nước.
  • Ngoài ra còn có khả năng lấy dữ liệu thời tiết để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp cho cây.
  • Các cảm biến độ ẩm đất giúp đo lường độ ẩm trong đất, tự động điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp.

Giám sát và điều khiển từ xa:

  • Người dùng có thể giám sát tình trạng khu vườn từ xa qua ứng dụng trên điện thoại và được cập nhật liên tục các thông tin về độ ẩm đất, lượng nước tưới, điều kiện thời tiết.
  • Có thể điều khiển việc tưới tiêu ở bất kỳ đâu, giúp điều chỉnh lịch trình tưới và lượng nước một cách linh hoạt và tiện lợi.

1.6. Hệ thống điều khiển rèm thông minh

Đây là một trong các hệ thống trong ngôi nhà thông minh giúp tối ưu hóa việc quản lý ánh sáng và sự riêng tư trong ngôi nhà, có đầy đủ tính năng: điều khiển từ xa, hẹn giờ, cảm biến ánh sáng, điều khiển bằng giọng nói,…

Công tắc rèm cửa thông minh với ngữ cảnh "Chào buổi sáng"
Ngữ cảnh “Chào buổi sáng” với rèm cửa mở toang

Người dùng có thể mở hoặc đóng rèm từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc lập trình để tự động mở/đóng rèm vào những thời điểm nhất định trong ngày, giúp điều chỉnh ánh sáng tự nhiên và bảo vệ đồ nội thất khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, hệ thống có thể được lập trình để hoạt động dựa trên các ngữ cảnh khác nhau như tự động đóng rèm khi trời nắng gắt,…

1.7. Các hệ thống khác

  • Hệ thống lọc không khí thông minh: Giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách loại bỏ bụi và các chất gây dị ứng khác.
  • Máy hút bụi robot: Tự động di chuyển và làm sạch sàn nhà. Người dùng có thể lập lịch để máy hút bụi làm sạch vào những thời điểm nhất định trong ngày.
  • Hệ thống cảnh báo rò rỉ nước: Giúp phát hiện rò rỉ nước và gửi cảnh báo ngay lập tức đến điện thoại của người dùng.

2. Cách lựa chọn và lắp đặt hệ thống nhà thông minh

Việc lắp đặt các hệ thống trong ngôi nhà thông minh mang lại nhiều tiện ích và sự thoải mái cho gia đình bạn. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí, cần cân nhắc kỹ các bước sau đây:

  • Xác định nhu cầu: Cần xác định hệ thống nào cần thiết cho ngôi nhà của mình. Sau đó hãy sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên dựa trên tầm quan trọng và sự tiện lợi mà chúng mang lại cho gia đình bạn.
  • Ngân sách: Cần dự trù kinh phí có thể chi trả cho hệ thống nhà thông minh. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn các giải pháp phù hợp với khả năng tài chính của mình.
  • Tương thích: Cần đảm bảo các thiết bị bạn chọn có thể hoạt động tương thích với nhau. Nên lựa chọn các thiết bị có thể kết nối với một trung tâm điều khiển, giúp việc quản lý và điều khiển các thiết bị trở nên dễ dàng hơn.

Lắp đặt:

  • Tự lắp đặt: Bạn có thể tiết kiệm chi phí lắp đặt và tùy chỉnh hệ thống theo ý muốn. Tuy nhiên, việc này có thể tốn thời gian và đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về các thiết bị.
  • Thuê đơn vị chuyên nghiệp: Việc này đảm bảo hệ thống được lắp đặt chính xác và hoạt động hiệu quả nhưng bạn sẽ phải trả thêm chi phí cho dịch vụ lắp đặt.

Tóm lại, các hệ thống trong ngôi nhà thông minh mang đến nhiều lợi ích vượt trội, từ việc tăng cường an ninh, tiết kiệm năng lượng đến nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy theo dõi Lumi để hiểu thêm và  trải nghiệm các hệ thống trong nhà thông minh, tận hưởng những lợi ích mà công nghệ mang lại, nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình của bạn.

Facebook
Hỗ trợ
Tài liệu
0904 665 965
Nhận tư vấn
Gọi ngay Zalo Messenger Báo giá
Gọi ngay Gọi ngay Zalo Zalo Messenger Messenger Báo giá Nhận báo giá