Là không gian sum họp của cả gia đình, phòng bếp thường được đầu tư bố trí nội thất, thiết bị cẩn thận. Đặc biệt, đây còn là khu vực có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện khác nhau nên đòi hỏi cách lắp đặt, thiết kế ổ cắm phải vừa khoa học, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại mang đến sự thuận tiện cho người dùng. Qua bài viết dưới dây, Lumi sẽ mách bạn 5 mẹo bố trí ổ cắm phòng bếp hợp lý và tiện lợi nhất.
Tiêu chuẩn thiết kế ổ cắm điện cho phòng bếp
Thiết kế ổ cắm điện cho phòng bếp cần tuân thủ các tiêu chuẩn sau:
- Khoảng cách lắp đặt: Ổ cắm điện phòng bếp nên được lắp đặt cách sàn khoảng 130cm và cách bếp nấu tối thiểu 50cm.
- Tiêu chuẩn về số lượng: Một căn bếp thông thường cần 4-6 ổ cắm để đảm bảo nhu cầu sử dụng các thiết bị liên tục, số lượng thay đổi tùy diện tích và cấu trúc phòng bếp.
- Vị trí lắp đặt: Ổ cắm nên được đặt ở vị trí thuận tiện để sử dụng các thiết bị như lò vi sóng, nồi cơm điện, máy pha cà phê, máy xay sinh tố. Với các thiết bị đặc thù như tủ lạnh thì cần bố trí ổ cắm ở phía sau, tránh trường hợp phải đi dây điện phức tạp.
- An toàn: Lưu ý đảm bảo các ổ cắm được đặt xa nguồn nước và các khu vực có độ ẩm cao để tránh nguy cơ rò rỉ điện. Có thể sử dụng các ổ cắm có tính năng bảo vệ chống chập điện và chống nước để tăng độ an toàn.
1. Lên bản vẽ bố trí đồ vật phòng bếp
Bản vẽ bố trí đồ vật phòng bếp là cơ sở để thiết kế lắp đặt hệ thống ổ cắm một cách hiệu quả và hợp lý. Để lên bản vẽ bố trí đồ vật phòng bếp, người dùng cần xác định được kiểu dáng, kích thước của khu bếp, sau đó lựa chọn hình dáng phù hợp. Thông thường, phòng bếp được bố trí dựa trên 3 hình dáng cơ bản:
- Bố trí nội thất hình chữ I
- Bố trí phòng bếp chữ L
- Bố trí nhà bếp chữ U
1.1. Bố trí nội thất phòng bếp chữ I
- Đặc điểm: Thiết kế dài, các đồ vật thẳng hàng nhau theo chiều dọc.
- Bố trí: Các khu vực chức năng trong khu bếp chữ I cơ bản bao gồm: Bếp nấu, chậu rửa, tủ bếp trên và dưới, tủ lạnh,… được bố trí theo một dãy thẳng duy nhất.
- Ưu điểm: Bếp chữ I phù hợp với đa số các kiểu bếp hiện nay, đặc biệt là những căn bếp có diện tích hạn chế của nhà ống, nhà chung cư. Với kiểu dáng đơn giản, khi bố trí nội thất cho phòng bếp chữ I, các đồ vật có thể kê sát vào tường giúp tiết kiệm không gian cho căn bếp.
1.2. Bố trí phòng bếp chữ L
- Đặc điểm: Kiểu bếp chữ L được bố trí kết cấu 2 tủ bếp tạo thành 1 góc vuông, thường bao gồm 1 cạnh dài và 1 cạnh ngắn.
- Bố trí: Vị trí bếp nấu thường được đặt nằm ở cạnh ngắn và cạnh dài hơn được bố trí bồn rửa, tủ lạnh và đôi khi được thiết kế thêm hệ cửa sổ để tạo sự thông thoáng cho căn bếp.
- Ưu điểm: Phần cạnh chữ L chạy dọc theo hai bên tường tường sẽ giúp người dùng có thể đặt các đồ dùng sát vách tường và tận dụng tối đa góc chết của căn phòng. Đồng thời, mở ra không gian lưu trữ đồ dùng lớn. Bố trí phòng bếp chữ L phù hợp với đa số phong cách cách thiết kế, đặc biệt với những không gian thiết kế theo phong cách hiện đại.
1.3. Bố trí nhà bếp chữ U
- Đặc điểm: Thiết kế nhà bếp chữ U bao gồm 3 cạnh tường sắp xếp vuông góc tạo thành hình chữ U.
- Bố trí: Cách sắp xếp của nhà bếp chữ U tạo thành 3 điểm tam giác tương ứng với 3 khu vực là khu lưu trữ, khu nấu nướng và khu chế biến.
- Ưu điểm: Người dùng có thể kê sát đồ vật vào các góc tường của căn bếp. Đồng thời người dùng cũng có nhiều không gian để bày trí đồ vật và trang trí nội thất. Thiết kế hình chữ U với 2 cạnh song song giúp người dùng dễ dàng di chuyển đến các khu vực chức năng. Kiểu bếp chữ U phù hợp với căn bếp có diện tích rộng, có nhiều ô thoáng.
2. Thiết kế đi dây dẫn ổ cắm
Để thiết kế đi dây dẫn ổ cắm một cách an toàn và tiện lợi trong quá trình sử dụng, người dùng cần xác định được số lượng ổ cắm cần cho hệ thống điện và vị trí lắp đặt của chúng. Sau đó, bước quan trọng để đi dây dẫn ổ cắm là cần lên bản vẽ hệ thống đường đi của dây điện để giúp cho việc thi công thuận lợi và có thể dễ dàng sửa chữa khi gặp sự cố. Về cách đi dây dẫn ổ cắm, người dùng có thể tham khảo các cách thông dụng dưới đây:
- Đi dây nổi: dây và cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà.
- Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn: dây và cáp điện được bọc trong các ống nhựa và đặt âm tường, đảm bảo thẩm mỹ cho không gian.
- Đi dây ngầm: đối với các công trình phụ, không liền với nhà, dây và cáp điện được bọc trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm nước và đặt ngầm dưới đất ở độ sâu khoảng 0,7m.
3. Lên số lượng ổ cắm cần sử dụng
- Khu vực phòng bếp là nơi người dùng có nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện với công suất lớn. Vì vậy, việc dự kiến ổ cắm cần lắp đặt cho phòng bếp cần dựa vào số lượng thiết bị có trong phòng bếp và công suất của từng thiết bị. Đối với các thiết bị có công suất lớn, người dùng nên lắp đặt 1 ổ cắm riêng biệt cho từng thiết bị.
- Thông thường trong không gian bếp nên có khoảng từ 5-8 ổ cắm điện với các gia đình sử dụng nhiều thiết bị điện tử như: máy rửa bát, lò vi sóng, lò nướng,…. Nếu gia đình sử dụng ít thiết bị điện tử ở phòng bếp hơn thì nên có khoảng 3-4 ổ cắm để đáp ứng được nhu cầu sử dụng cơ bản.
4. Chiều cao lắp đặt ổ cắm
Để ước tính được chiều cao lắp đặt ổ cắm một cách phù hợp và tiện lợi, người dùng nên dựa vào chiều cao của các thiết bị điện và vị trí lắp đặt của chúng trong nhà bếp. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, ổ cắm điện nên được lắp ở vị trí cách mặt đất tối thiểu là 90cm để đảm bảo an toàn. Đặc biệt là đối với các gia đình có trẻ nhỏ thì ổ cắm nên được đặt ở vị trí cách mặt đất từ 1,3m – 1,5m.
- Với tủ lạnh, ổ cắm nên được đặt ở phía sau và cách mặt đất 90cm.
- Ổ cắm cho lò vi sóng nên được lắp cách mặt đất 130cm và cách lò vi sóng tối thiểu 50cm.
5. Cách lắp thêm ổ cắm điện phòng bếp
Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể lắp đặt thêm các thiết bị điện khác dẫn đến phát sinh nhu cầu lắp đặt thêm ổ cắm để phù hợp với các thiết bị đó. Nếu khi thi công người dùng không lắp ổ cắm dự phòng hoặc thiết bị điện có phích cắm đặc biệt thì việc lắp thêm ổ cắm sẽ gây ra nhiều bất tiện. Ngoài ra, nhiều gia đình lựa chọn cách dùng ổ cắm nối dài để đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như tương thích nhiều dạng phích cắm, tuy nhiên ở một số vị trí đặc thù, việc dùng ổ cắm nối dài dễ dính nước gây chập, cháy.
Để hạn chế những bất tiện khi cần thêm số lượng ổ cắm cần thiết, người dùng nên tính toán lắp ổ cắm dự phòng cho ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn lựa mẫu ổ cắm đa năng, có khả năng tương thích với đa dạng các loại phích khác nhau (kiểu A, B, C, D, E, F, G, H, I) như ổ cắm Luso để giảm thiểu những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Ổ cắm Luso không chỉ sở hữu thiết kế sang trọng, tinh tế mà còn được làm từ các vật liệu cao cấp giúp nâng cao độ bền vượt trội với hơn 10.000 lần cắm rút phích cắm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
Như vậy, qua bài viết trên, Lumi đã chia sẻ tới bạn đọc 5 mẹo bố trí ổ cắm phòng bếp hợp lý và tiện lợi nhất. Hy vọng qua đó, người dùng sẽ có thêm thông tin để thiết kế hệ thống ổ cắm cho căn bếp của nhà mình. Mọi vấn đề về bố trí và lựa chọn ổ cắm phù hợp với gia đình, hãy liên hệ cho Lumi qua hotline 0904 665 965 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Với niềm đam mê công nghệ và sự am hiểu sâu sắc về các giải pháp tự động hóa, tôi không ngừng khám phá và chia sẻ những thông tin hữu ích về cách biến ngôi nhà thành không gian sống tiện nghi, hiện đại và an toàn hơn.